4 triệu chứng đục thủy tinh thể ở người trên 40 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người trên 40 tuổi. Các triệu chứng của bệnh thường khó nhận biết.
 
Đục thủy tinh thể là một trong những rối loạn về mắt phổ biến nhất ở người trên 40 tuổi ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đục thủy tinh thể là một trong những rối loạn về mắt phổ biến nhất ở người trên 40 tuổi ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Đục thủy tinh thể là một trong những rối loạn về mắt phổ biến nhất thế giới. Vì đục thủy tinh thể không gây đau, suy giảm thị lực diễn ra từ từ nên hầu hết các ca bệnh đều phát hiện khi đã tiến triển nặng, theo Reader’s Digest.

Đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt. Theo các chuyên gia, mọi người cần chú ý với các triệu chứng bệnh sau:
1. Khả năng cảm nhận màu sắc giảm
Đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận màu sắc, khiến người bệnh nhận thấy màu kém rực rỡ hơn, khó phân biệt sắc thái các màu. Hầu hết người bị đục thủy tinh thể không nhận ra sự thay đổi này vì diễn ra một cách rất chậm.
Khả năng cảm nhận màu sắc của người bệnh sẽ cải thiện rõ rệt sau khi phẫu thuật. Nhiều người sau phẫu thuật cho biết họ chưa bao giờ nhìn thấy các màu sắc rực rỡ như vậy. Trên thực tế, phẫu thuật chỉ giúp thị lực họ trở về bình thường như trước kia, các chuyên gia cho biết.
2. Nhạy cảm với ánh sáng
Một trong những triệu chứng thường gặp của đục thủy tinh thể là mắt nhạy cảm với ánh sáng. Cường độ ánh sáng được cảm nhận là bình thường trước kia nay lại khiến họ chói mắt, khó chịu.
Khi đó, đèn xe, mặt trời là những nguồn ánh sáng thường xuyên gây khó chịu. Khi nhìn vào đó, người bị đục thủy tinh thể sẽ thấy như có vầng hào quang xung quanh. Nguyên nhân là do đục thủy tinh thể sẽ phân tán phần lớn ánh sáng đi vào mắt. Các bác sĩ nhãn khoa cho biết triệu chứng này là rất phổ biến.
3. Gặp khó khăn khi lái xe vào buổi tối
Đục thủy tinh thể khiến người bệnh khó cân bằng độ tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Ánh đèn đường, đèn xe vào ban đêm sẽ khiến họ gặp khó khăn khi quan sát, gây chói mắt, thậm chí đau đầu. Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ nội khoa Shoshana Ungerleider tại Trung tâm Y khoa California Pacific (Mỹ).
4. Thay kính thường xuyên
Đục thủy tinh thể có thể giúp cải thiện thị lực tạm thời khi nhìn gần. Thay vì trước đây phải đeo kính khi đọc sách thì sự cải thiện này có thể khiến người bệnh không cần mang kính nữa. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài.
Một trường hợp khác là phải thay kính thuốc thường xuyên vì tăng độ. Tình trạng này là dấu hiệu cho thấy thủy tinh thể trong mắt đang thay đổi. Khi phát hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần phải đến khám bác sĩ nhãn khoa ngay.
Các nhà khoa học hiện vẫn chưa chứng minh được cách giúp ngăn ngừa hiệu quả đục thủy tinh thể. Thế nhưng, một số cách có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh như hạn chế để tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mắt tiếp xúc với mắt, bổ sung các dưỡng chất có lợi cho mắt như vitamin, rau củ, trái cây và bỏ thuốc lá, theo Reader’s Digest.
Theo Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.