4 cách dạy con dùng tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những thói quen tốt về tài chính, chứ không phải là tiền, mới là vốn sống quý giá cho con bạn nhận về những khoản lãi trong tương lai.

 
Công thức 3 lọ với tỷ lệ 50-40-10 được nhiều bố mẹ thông thái sử dụng.
Công thức 3 lọ với tỷ lệ 50-40-10 được nhiều bố mẹ thông thái sử dụng.



Báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu Đại học Cambridge (Anh) tiết lộ rằng thói quen tiền bạc của trẻ được hình thành từ năm 7 tuổi. Với thời đại bây giờ, có vẻ như chẳng bao giờ là quá sớm để trao đổi với con bạn về tiền bạc. Vậy làm sao để bắt đầu giáo dục con về tiền bạc?

1. Thay nhãn “tiền tiêu vặt” thành “tiền công”

Đừng để con bạn nghĩ rằng tiền sinh ra bởi ATM thay vì giá trị lao động thực sự. Hãy bắt đầu trả công cho con bạn khi chúng giúp làm những việc nhà. Trẻ sẽ thấy mình “người lớn” hơn và có trách nhiệm hơn với những công việc được giao. Thay vì cho không tiền tiêu vặt hằng ngày và mắng mỏ chúng vì không giúp đỡ việc nhà, hãy trao cho trẻ cơ hội tự kiếm và hiểu giá trị đồng tiền.

2. Cho tiền tiêu vặt hằng tuần thay vì hàng ngày

Một tuần là một thời gian vừa đủ để con không quá thoải mái tung tiền, không cần lo nghĩ ngày mai vì ngày nào cũng có tiền. Thời gian này cũng đủ ngắn để số tiền ta cho con không quá lớn so với cho con hàng tháng. Cách cho tiền một lần từ đầu tháng khiến con rất dễ gặp cảnh đầu voi đuôi chuột, khi con tự tin dùng tiền cho món gì quá lớn vào đầu tháng và bù lại cuối tháng phải xin trợ cấp từ bố mẹ lần nữa. 

3. Giúp con quản lý ‘túi tiền’

Sau khi dạy con cách kiếm tiền và trao tiền vào tay chúng, bạn cần giúp chúng quản lý những gì chúng có.

Không thể tránh được việc mua cho con một chiếc điện thoại để bố mẹ tiện liên lạc đưa đi đón học hằng ngày. Vậy tại sao ta không tận dụng luôn chiếc điện thoại thông minh với những phần mềm chi tiêu đơn giản cho tụi trẻ sử dụng và kiểm soát túi tiền nhỏ của chúng.

Nếu không ưa thích cách này, bạn có thể sử dụng cách truyền thống, là bút và giấy!

Có nhiều bố mẹ chia sẻ trong gia đình họ có cuốn sổ nhỏ, khi nào con nhận tiền từ bố mẹ thì phải ghi rõ số tiền, ngày tháng, có ký trao - nhận đàng hoàng. Vậy thì con cũng có thể có một cuốn sổ nhỏ ghi chép lại chi tiêu vào cuối ngày. Khi ghi chép lại chi tiêu, con sẽ dễ nhận ra hiệu quả trong cách chi tiêu của chúng. Nếu con không lỡ mua chiếc váy nọ thì có thể sớm tậu về chiếc điện thoại thông minh hoặc thay vì đi xem phim với bạn, con có thể đi chơi thứ khác ít tốn kém hơn và không bị cháy túi vào những ngày sau đó!

Cách này giúp con nhìn nhận thói quen chi tiêu của chúng, giúp chúng tự rút ra những bài học từ hành động của chúng hàng ngày.

4. Công thức 3 'lọ' tiền: Chi tiêu - Tiết kiệm - Cho đi

Nhiều người lớn bắt đầu áp dụng chia tiền lương của mình thành các gói khác nhau, có người chia làm 5 gói, có người lại tận 7. Với trẻ con thì đương nhiên là đơn giản hơn. Công thức phổ biến nhất là chia làm 3 quỹ bao gồm: 40% chi tiêu -  50% tiết kiệm và 10% cho đi.

 Lọ Chi tiêu chiếm 40% số tiền con có được dùng mua bánh, kẹo, đi chơi với bạn, những thứ lặt vặt mà con cần hàng ngày.

Lọ Tiết kiệm có tỷ lệ lớn nhất 50% giúp con học cách tiết kiệm và hiểu được giá trị của việc tiết kiệm tiền từ nhỏ. Lọ tiền này không chỉ là dành cho tương lai, cho học đại học… mà tuỳ vào độ tuổi của con, có thể chỉ đơn giản là những món đồ đắt tiền mà trẻ muốn có được như nâng cấp chiếc điện thoại, hay một đôi giày tốt.

Lọ Cho đi dùng để đóng góp cho những việc quan trọng của gia đình, giúp đỡ bạn bè hay cao cả hơn nếu bạn có thể dạy con làm từ thiện từ nhỏ thì thật ý nghĩa.

Khi được giáo dục về tiền bạc sớm, trẻ được khuyến khích để trở nên chu đáo hơn trong việc chi tiêu cũng như dạy chúng lập mục tiêu và quản lý ngân quỹ. Nhưng trên hết, khi dạy trẻ ta còn phải nhớ nghiêm khắc với chính mình. Đừng quên là con luôn theo sát bạn và chứng kiến cách bạn chi tiêu.

Linh Phượng (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.