Nước Pháp 1 năm sau vụ khủng bố - Nỗi ám ảnh chưa tan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cả nước Pháp đang và tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tưởng niệm nạn nhân các vụ tấn công tại nhà hát Bataclan sau 1 năm xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng này (13-11-2015 - 13-11-2016). Báo chí Pháp đã khơi lại những lỗ hổng an ninh và yếu kém của các cơ quan an ninh nhằm cảnh báo bóng đen khủng bố vẫn chưa tan.

Nhiều hoạt động ý nghĩa

Sự kiện mở màn là trận đấu giữa hai đội tuyển bóng đá Pháp và Thụy Điển diễn ra tối 11-11 tại sân vận động Stade de France ở thành phố Saint-Denis, ngoại ô Paris. Đây là một hoạt động có tính biểu tượng cao vì chính tại nơi này, 1 năm trước, 3 kẻ khủng bố đã tiến hành đánh bom sân vận động có sức chứa 80.000 người này khi đang diễn ra trận giao hữu giữa Pháp và Đức.

Trước khi trận giao hữu bóng đá Pháp-Thụy Điển bắt đầu, các cầu thủ và khán giả có mặt trên sân đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân trong loạt vụ thảm sát ngày 13-11-2015. Có mặt tại sân vận động, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi người dân ghi nhớ những thời khắc đau thương và có các hành động giúp đỡ, động viên gia đình các nạn nhân, đồng thời thể hiện tình đoàn kết quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố.

 

Người dân Paris thắp nến và đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố kinh hoàng đêm 13/11/2015. Ảnh: AP
Người dân Paris thắp nến và đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố kinh hoàng đêm 13/11/2015. Ảnh: AP


Các hiệp hội nạn nhân chuẩn bị tổ chức nhiều lễ tưởng niệm với sự tham dự của Tổng thống Hollande, Thị trưởng thành phố Paris Anne Hidalgo, Quốc vụ khanh phụ trách công tác hỗ trợ các nạn nhân Juliette Meadel. Một chương trình hòa nhạc sẽ được hiệp hội Life for Paris tổ chức tại quảng trường Léon Blum, phía trước tòa thị chính của quận 11.

Ngoài ra, hiệp hội này cũng tổ chức một buổi gặp gỡ những người sống sót và người thân các nạn nhân để họ có thể chia sẻ cách vượt qua đau thương, tiếp tục giữ niềm tin vào cuộc sống và lưu giữ ký ức về những người đã mất. Hiệp hội Paris Resiste kêu gọi người dân đặt những ngọn nến nhỏ ngoài ban công trong khi hiệp hội Toujours Paris tổ chức thả đèn lồng trên kênh Canal-Saint-Martin chảy qua các quận 10 và 11 của Paris.

Ám ảnh khôn nguôi

Bóng đen khủng bố vẫn là nỗi ám ảnh bao trùm nước Pháp, trở thành thách thức đối với các lực lượng an ninh và mối đe dọa thường trực đối với người dân Pháp.

Chính phủ Pháp thắt chặt an ninh nội địa bằng việc tuyên bố tiến hành “cuộc chiến không khoan nhượng chống khủng bố”, ban bố “tình trạng khẩn cấp”, tăng cường quân số cho lực lượng cảnh sát và quân đội, quốc hội Pháp cũng đã thông qua đạo luật trao thêm nhiều quyền cho lực lượng cảnh sát và giới chức tư pháp nhằm ngăn chặn các vụ tấn công, như tăng thời hạn giam giữ các nghi phạm khủng bố mà không cần đưa ra cáo buộc, được phép sử dụng vũ lực đối với các nghi phạm đang chuẩn bị gây ra một vụ tấn công chết người.

Trong khuôn khổ chương trình chống khủng bố Sentinelle, năm 2016, Pháp đã triển khai lực lượng an ninh lên đến 100.000 người, gồm 53.000 cảnh sát, 36.000 hiến binh và 10.000 binh sĩ nhằm đảm bảo an ninh trên toàn lãnh thổ. Trong số 10.000 binh sĩ trên đường phố, 4.000 người sẽ tuần tra tại Paris và vùng Ile-de-France, 6.000 người tại các tỉnh trên toàn quốc. Bên cạnh đó, chính quyền Pháp cũng đã kêu gọi các công dân từ 17 đến 30 tuổi gia nhập lực lượng dự bị tác chiến.

Theo kế hoạch, nhà chức trách Pháp sẽ huy động khoảng 25.000 quân dự bị hoạt động song song với lực lượng quân đội để giám sát những địa điểm nhạy cảm. Chính phủ Pháp cũng đã thông qua sắc lệnh thành lập Lực lượng vệ binh quốc gia nhằm tăng cường an ninh trước các vụ tấn công cực đoan trên khắp cả nước.

Tuy nhiên, bất chấp những phương tiện tối tân, hiện đại cùng hồ sơ theo dõi các đối tượng cực đoan của các cơ quan an ninh, nguy cơ khủng bố vẫn luôn hiện hữu, thách thức các lực lượng an ninh Pháp, từ đầu năm 2016 đến nay, nước Pháp vẫn liên tục là mục tiêu của khủng bố.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.