Krông Pa: Gỡ "nút thắt" trong việc khai thác công trình thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở hữu 10 công trình thủy lợi với tổng năng lực thiết kế tương đương 7.000 ha cây trồng nhưng tổng diện tích tưới của các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Krông Pa mới chỉ đạt khoảng 3.700-3.800 ha.

Có công trình nhưng… vẫn thiếu nước
 

 Hồ thủy lợi Ia Mlah-huyện Krông Pa.     Ảnh: Lê Hòa
Hồ thủy lợi Ia Mlah-huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Hòa

Thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt luôn là trở lực lớn cho phát triển kinh tế-xã hội huyện Krông Pa. Để giải bài toán này, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện đã được đầu tư xây dựng 10 công trình thủy lợi vừa và nhỏ; trong đó nổi bật phải kể đến thủy lợi Ia Mlah với năng lực tưới tiêu thiết kế 5.150 ha cây trồng. Tuy vậy, theo ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, dù tổng năng lực thiết kế của các công trình này đảm bảo việc tưới cho khoảng 7.000 ha cây trồng nhưng trên thực tế, mới chỉ có khoảng trên 2.000 ha cây công nghiệp các loại và 1.700-1800 ha lúa/vụ được hưởng lợi. Số còn lại vẫn chưa được khai thác hiệu quả vì hạ tầng chưa hoàn thiện.

“Nếu khai thác hết năng lực thì toàn huyện sẽ có khoảng 2.500 ha lúa được gieo trồng mỗi vụ, sẽ đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân và khoảng 4.500 ha cây hoa màu, cây công nghiệp các loại sản xuất ổn định do chủ động nước tưới. Hiện phần rất lớn diện tích nông nghiệp vẫn đang ở trong tình cảnh ngóng chờ… nước trời, dù đã có công trình thủy lợi”-ông Duyên nhấn mạnh.

Cũng theo ông Duyên, nguyên nhân của thực trạng trên là bởi một số công trình thủy lợi trọng điểm chưa được thi công xây dựng hoàn thiện, trong đó chủ yếu là công trình thủy lợi Ia Mlah. Được xây dựng với hy vọng sẽ góp phần lớn giải quyết nhu cầu nước sản xuất, sinh hoạt cho người dân 6 xã của huyện Krông Pa nhưng nước vẫn chưa thể về đồng, lý do là chưa có hệ thống kênh mương nội đồng, do chưa có vốn để thi công hệ thống kênh mương cấp 2, 3 dẫn nước vào đồng ruộng. Diện tích được khai thác hiện nay chỉ trên 400 ha lúa nước và 200 ha cây màu chủ yếu thuộc vùng tưới kênh chính”-ông Duyên lý giải.

Đã tìm được hướng ra?

 

Nông dân Ia Mlah thu hoạch lúa nước nhờ may mắn sở hữu ruộng sát với kênh chính công trình thủy lợi Ia Mlah. Ảnh: Lê Hòa
Nông dân Ia Mlah thu hoạch lúa nước nhờ may mắn sở hữu ruộng sát với kênh chính công trình thủy lợi Ia Mlah. Ảnh: Lê Hòa

Công trình thủy lợi Ia Mlah với chỉ 600/5.150 ha cây trồng được hưởng nguồn nước sau hơn 5 năm hoàn tất thi công rõ ràng là một sự lãng phí không nhỏ, gây bức xúc cho người dân. Sau rất nhiều lần lập tờ trình xin cấp trên cấp vốn đầu tư hoàn thiện công trình thì đến cuối năm 2014, tiểu dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực công trình thủy lợi Ia Mlah mới được tỉnh thẩm định và phê duyệt trên cơ sở nguồn vốn Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình của tiểu dự án này là trên 113,85 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Theo đó, sẽ có 57 tuyến kênh và công trình trên kênh với tổng chiều dài 43.357 mét đảm bảo tưới tiêu cho 1.614 ha (trong đó có 1.436 ha tự chảy và 178 ha tạo nguồn) được xây dựng tại địa bàn các xã: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Gu và thị trấn Phú Túc. Công trình sẽ có 30 tuyến kênh và công trình trên kênh cấp I và cấp II phụ trách phần diện tích 1.473 ha với chiều dài 30.544 mét và 27 tuyến kênh và công trình trên kênh có diện tích tưới nhỏ hơn 20 ha có chiều dài 12.813 mét, phụ trách diện tích 141 ha. Ngoài ra, nguồn vốn này cũng sẽ giúp địa phương nâng cấp 5,439 km đường giao thông nông thôn loại B. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong năm 2017.

“Khi tiểu dự án này được đưa vào triển khai sẽ mang lại niềm vui lớn cho người dân địa phương. Người dân đã có thể hy vọng về những vụ mùa sản xuất thuận lợi hơn, không còn cảnh ruộng đồng bỏ hoang do thiếu nước. Nó cũng sẽ đem lại những đổi thay không nhỏ cho vùng đất khát này. Đây là mong mỏi của các cấp chính quyền cũng như ngành Nông nghiệp chúng tôi”-ông Đinh Xuân Duyên phấn khởi chia sẻ.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Grai thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nông dân Ia Grai thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” nên huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có 4.458 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có 1.337 hộ dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

(GLO)- Để giúp người dân từng bước thay thế các giống lúa đã bị thoái hóa, từ năm 2022 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã dành hơn 5 tỷ đồng triển khai cánh đồng lúa một giống chất lượng cao với diện tích 1.400 ha/4.532 hộ tham gia.

Quang cảnh hội nghị.

Pleiku thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2024 trên 621 tỷ đồng

(GLO)- Trong 6 tháng đầu năm 2024, TP. Pleiku thu ngân sách nhà nước trên 621 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023. Thông tin được báo cáo tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng qua, triển khai nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2024 của UBND thành phố diễn ra ngày 13-6.