Chương trình 135 giai đoạn II: Chưa sát với nhu cầu của dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm qua, nhờ nguồn vốn đầu tư của Chương trình 135, bộ mặt nông thôn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn ở Gia Lai đã khởi sắc. Nhiều công trình thiết yếu phục vụ dân sinh, giải quyết cơ bản những bức xúc về cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề vật chất để thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định đời sống của nhân dân. Những đóng góp của các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo là không thể phủ nhận.
Xây dựng kênh mương nội đồng. Ảnh: Đức Thụy
Xây dựng kênh mương nội đồng. Ảnh: Đức Thụy
Chương trình 135 giai đoạn II được triển khai từ năm 2006 đến 2010. UBND tỉnh đã phân cấp cho một số xã làm chủ đầu tư các công trình, dự án nhằm tăng sự chủ động cho cơ sở, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và nguyện vọng của người dân được thụ hưởng do chương trình này mang lại. Tuy nhiên trong quá trình triển khai Chương trình 135 giai đoạn II tại 53 xã khó khăn và đặc biệt khó khăn đã nảy sinh một số bất cập nhất là việc hỗ trợ phát triển sản xuất. Một số hạng mục đầu tư không mang lại hiệu quả, làm cho công tác xóa đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững.
Ông Rcom Tam- Chủ tịch UBND xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa nhận xét: “Các hợp phần đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa mang lại hiệu quả. Xã Chư Băh phối hợp với Trường Dạy nghề thị xã Ayun Pa mở lớp hướng dẫn nông dân làm nấm rơm khá kỹ. Một hoặc 2 năm đầu triển khai thì người dân làm theo, sau đó dần dần họ bỏ hẳn. Ngược lại những loại cây, con giống cấp theo nhu cầu của người dân thì hiệu quả mang lại rõ rệt. Các hộ người dân tộc thiểu số ở đây mong muốn được hỗ trợ dê sinh sản vì phù hợp với khí hậu và tập quán chăn nuôi”.
Cuối năm 2009, Ban Dân tộc Hội đồng Nhân nhân tỉnh đã có đợt giám sát công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả giám sát cho thấy vấn đề đầu tư giống cây trồng, vật nuôi cho người dân tộc thiểu số một cách tràn lan, không theo nhu cầu thực tế từng địa phương và người dân trực tiếp được thụ hưởng nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Sau nhiều năm triển khai Chương trình 135 nhưng chủ đầu tư chưa định hình được loại cây trồng, vật nuôi nào thích hợp với điều kiện tự nhiên cũng như phong tục tập quán của người dân.
Đầu tư giống cây trồng, vật nuôi phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của dân. Ảnh: Anh Khoa
Đầu tư giống cây trồng, vật nuôi phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của dân. Ảnh: A.K
Theo lãnh đạo một số địa phương, nguyên nhân của những tồn tại trên là việc lồng ghép các chương trình dự án còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Một số chính sách chưa thực sự phù hợp với thực tiễn địa phương và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân địa phương. Các chương trình tập huấn giảm nghèo, phát triển kinh tế tuy được tổ chức thường xuyên nhưng chất lượng chưa cao, hiệu quả mang lại ít. Việc lồng ghép sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình phục vụ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều bất cập do năng lực của chủ đầu tư cấp xã còn quá yếu. Thậm chí nhiều cán bộ chuyên môn không biết nông dân cần con gì, loại cây trồng nào nên đề xuất hỗ trợ giống vật nuôi không phù hợp. Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện có 70% số xã trong toàn quốc lập kế hoạch kém nên dự án triển khai chậm, không đạt hiệu quả cao, trong đó có Gia Lai.
Năm 2010 là năm cuối thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II và tới đây sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn III nên những bất cập trên cần được khẩn trương khắc phục để đảm bảo hiệu quả của chương trình.
Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.