Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê: Hướng về cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với phương châm “Hướng về cơ sở, ở đâu có phụ nữ ở đó có tổ chức Hội”, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh hoạt động về cơ sở. Nhờ đó, chất lượng hoạt động Hội, phong trào phụ nữ ngày càng được nâng lên.

Củng cố tổ chức Hội vững mạnh

 

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê luôn xác định công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, Ban Chấp hành Hội đã tích cực triển khai cho 17.292 hội viên phụ nữ thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội gắn với các phong trào thi đua yêu nước của địa phương. Trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Hội đã trích 20 triệu đồng cùng với Hội LHPN xã Ia Blang để xây nhà tình thương. Hội tiếp tục triển khai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, vận động hội viên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới… Cuộc vận động đã thu hút 17.498 hộ đăng ký thực hiện, trong đó 16.896 hộ đạt tiêu chuẩn và 1.243 hộ gia đình đạt tiêu chí của cuộc vận động, trong đó có 555 hộ gia đình hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số.
 

Đồng thời, Hội LHPN huyện đã triển khai các phong trào thi đua như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; thực hiện khâu đột phá về “Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm giảm nghèo bền vững” đến các xã, thị trấn. Trong năm, các cơ sở Hội cũng đã tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ xây dựng quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng được gần 1,1 tỷ đồng để giúp cho 105 chị vay. Qua đó, Hội đã nâng tổng quỹ tiết kiệm tín dụng lên hơn 4,8 tỷ đồng và số hội viên được vay vốn phát triển sản xuất là 1.266 chị. Đặc biệt, mô hình kết nghĩa giữa chi hội phụ nữ người Kinh với chi hội phụ nữ người dân tộc thiểu số được nhân rộng.

Hướng về cơ sở

Hội LHPN huyện Chư Sê hiện có trên 10.000/17.292 hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt ở 183 chi hội/thôn, làng. Vì thế, hoạt động của Hội LHPN huyện đều hướng về các thôn làng, đặc biệt là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, Hội đưa ra chương trình kêu gọi hội viên tích cực tham gia các cuộc vận động và đề án. Điển hình như Đề án 343 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong cán bộ, hội viên, phụ nữ giai đoạn 2010-2015” đã giúp cho hội viên phụ nữ giữ gìn, hoàn thiện phẩm chất, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

 

Ảnh: Đỗ Hằng
Ảnh: Đỗ Hằng

Chị Nguyễn Thị My (thôn Bình Minh, xã Dun) chia sẻ: “Trước đây, khi gia đình tôi từ Hải Dương vào huyện Chư Sê làm kinh tế, mọi thứ đều khó khăn, vợ chồng hay xích mích, không quan tâm đến con cái. Từ năm 2010, thực hiện Đề án 343 do Hội LHPN xã hướng dẫn, tôi đã thay đổi nhận thức, ý thức được vai trò của mình trong gia đình, dành thời gian chăm lo đến con cái nhiều hơn, cởi mở nói chuyện về giới tính, sức khỏe sinh sản cùng hai con, trang bị cho con kiến thức cần thiết. Nhờ đó, gia đình tôi liên tục đạt danh hiệu văn hóa, gia đình hạnh phúc”.

Không chỉ gia đình chị My mà gia đình chị Rah Lan Hiệm (thôn Greo Sek, xã Dun) cũng thay đổi cuộc sống nhờ được Hội LHPN xã tuyên truyền, hướng dẫn. Chị Hiệm có hai con nhỏ. Khi con mới sinh, chị thường cho tắm suối, vài ngày sau cho ăn cơm, khi lên rẫy chị thường địu con theo. Vì thế, đứa bé cứ mãi èo uột, suy dinh dưỡng. Từ khi thực hiện Đề án 704 “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010-2015 thì chị đã có thêm kiến thức chăm sóc con cái. Chị Hiệm vui vẻ nói: “Từ nay mình biết cho con ăn đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc cho con theo khoa học để con phát triển, không đau ốm thường xuyên nữa. Đồng thời, mình tham gia Hội LHPN xã để về tuyên truyền lại chị em trong làng biết cách nuôi dạy con”.

Nhờ các đề án, chị em phụ nữ ở cơ sở đã được nâng cao nhận thức, tích cực xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em, hạn chế trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi phạm các tệ nạn xã hội và thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em. Qua đó, hội viên phụ nữ, bà mẹ mang thai, các bà mẹ có con dưới 6 tuổi đã nắm được kiến thức cơ bản về cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng-chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Bà Ksor HBlê-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê cho biết: “Hội đã tập trung đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm thu hút các tầng lớp phụ nữ như: nữ lao động nhập cư, phụ nữ nông thôn, phụ nữ trí thức, nữ thanh niên,… tham gia hoạt động Hội. Qua đó, Hội đã góp phần cùng chính quyền giữ ổn định an ninh trật tự, tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội tại địa phương. Trong thời gian đến, Hội sẽ chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở; đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua và tuyên truyền tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề; vận động Hội LHPN 15 xã, thị trấn duy trì và phát triển thêm mô hình “Địa chỉ tin cậy” và mô hình “3 trong 1”.

 Ngọc Thu-Đỗ Hằng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.