Xây dựng khu vực biên giới Gia Lai vững mạnh toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Hà Sơn Nhin- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy.
Ông Hà Sơn Nhin- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy.
Lịch sử phát triển của đất nước ta đã khẳng định, các thế hệ cha, ông luôn nhận thức sâu sắc ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Kế thừa truyền thống đó, Đảng bộ tỉnh Gia Lai luôn xác định xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, mở rộng giao lưu, hợp tác toàn diện với các nước láng giềng, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai nói chung, các xã biên giới nói riêng luôn đoàn kết một lòng theo Đảng. Nhưng do xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh thấp, cùng với sự gia tăng hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, nhất là bọn phản động FULRO luôn kích động, lôi kéo một bộ phận người dân tộc thiểu số nhẹ dạ, cả tin vượt biên sang Campuchia làm cho tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh nói chung, trên tuyến biên giới nói riêng có thời điểm rất phức tạp.

Trước tình hình đó, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới, ngày 17-10-1992, Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh 3 huyện biên giới, nhằm tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh và củng cố thực lực chính trị cơ sở ở các xã biên giới, vận động nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết vượt qua khó khăn thử thách để xây dựng kinh tế - xã hội vùng biên giới ngày càng phát triển về mọi mặt.
Bên cạnh sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc giao đất, cho vay vốn để phát triển sản xuất, các đồn biên phòng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện biên giới hướng dẫn đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa các loại giống lúa, bắp, mì có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất... Do đó, đời sống của người dân có bước cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt trên 350.000 đồng/người/tháng; số hộ thuộc diện nghèo giảm từ 80% trước đây xuống còn 37,5% hiện nay. Tiềm năng, thế mạnh được khai thác có hiệu quả, các dự án trồng cao su, cà phê của Binh đoàn 15 và một số doanh nghiệp trong tỉnh đã gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh trên địa bàn biên giới, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, đã có nhiều mô hình kinh tế trang trại, hộ gia đình sản xuất giỏi, vì thế đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc các xã biên giới được nâng lên nhiều so với trước đây.
Bằng nguồn vốn của trung ương và địa phương, các Chương trình 134, 135, 168 của Chính phủ đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới... Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng vùng biên giới đã phát triển khá nhanh. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến được trung tâm, 7/7 xã biên giới và 7/8 Đồn Biên phòng đã có điện lưới quốc gia, trên 80% hộ gia đình được dùng điện, trên 80% số hộ gia đình được xem truyền hình của tỉnh và trung ương. Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, 100% xã biên giới có trạm xá và được bố trí từ 3 đến 5 cán bộ y tế, bên cạnh đó còn có 5 trạm quân dân y kết hợp, đảm bảo nhu cầu khám- chữa bệnh của nhân dân.
Tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Đức Thanh
Tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Đ.T
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định phân công 7 Đồn Biên phòng phụ trách 7 xã biên giới; trong đó, có 3/7 xã biên giới có cán bộ Bộ đội Biên phòng tăng cường giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã. Các đồn biên phòng và cán bộ tăng cường đã giúp cấp ủy trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh và xây dựng hệ thống chính trị có hiệu quả, thiết thực; sự gắn bó giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân với các đồn biên phòng ngày càng chặt chẽ hơn. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng vững mạnh, phát huy tốt vai trò nòng cốt chuyên trách trong công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới. Bộ đội Biên phòng, Quân đội, Công an trên địa bàn biên giới đã thực hiện nghiêm túc Quyết định 107/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới và thực hiện nhiệm vụ biên phòng, tác chiến phòng thủ.

Những kết quả đạt được trong thời gian qua của Bộ đội Biên phòng tỉnh đáng biểu dương, khen ngợi, song yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ biên giới trong tình hình mới còn nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch, bọn phản động tiếp tục đẩy mạnh âm mưu chiến lược “Diễn biến hòa bình” với nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên biên giới còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp, khó lường.
Để xây dựng và bảo vệ biên giới vững mạnh toàn diện, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh trên vùng biên giới. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, các huyện, xã biên giới nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ biên giới; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân gắn với xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh. Tiếp tục quan hệ đối ngoại với chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh tiến trình phân giới cắm mốc biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội, xây dựng thực lực chính trị ở các xã biên giới vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong điều kiện hiện nay, xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh vững mạnh toàn diện, thực sự là lực lượng nòng cốt trong xây dựng và bảo vệ biên giới; quan tâm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; giáo dục, động viên cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng thực sự yên tâm công tác là nhiệm vụ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tin tưởng chắc chắn rằng Bộ đội Biên phòng Gia Lai sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao cho, góp phần xây dựng khu vực biên giới Gia Lai ngày càng vững mạnh toàn diện.
H S N

Có thể bạn quan tâm

Thí sinh Nhữ Thị Nhạn đạt giải nhất kỳ thi thứ 7 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thí sinh Nhữ Thị Nhạn đạt giải nhất kỳ thi thứ 7 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(GLO)- Ban tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn” với chủ đề “Điện Biên Phủ và đường Hồ Chí Minh-Ý chí, trí tuệ Việt Nam” vừa có thông báo kết quả thí sinh đạt giải tại kỳ thi thứ 7.
Pleiku: Cháy nhà dân tại đường Hàn Mặc Tử

Pleiku: Cháy nhà dân tại đường Hàn Mặc Tử

(GLO)- Vào khoảng 13 giờ 20 ngày 18-4, đã xảy ra vụ cháy nhà người dân tại tổ 6, phường Trà Bá, TP. Pleiku. Công an TP. Pleiku phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) nhanh chóng vào cuộc dập tắt đám cháy.