Chú trọng phòng-chống cháy rừng tại các điểm xung yếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ban Quản lý Rừng phòng hộ xã Nam chịu trách nhiệm quản lý hơn 6.800 ha rừng trên địa bàn 4 xã: Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Kông Pla và Lơ Ku (huyện Kbang). Trong đó, 2 tiểu khu 160 và 162 luôn là vùng trọng điểm cháy xung yếu. Đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong công tác giữ rừng, đặc biệt là nhiệm vụ phòng-chống cháy rừng trong mùa khô, việc chủ động ứng phó với những tình huống xấu nhất luôn được đặt lên hàng đầu.

  Mùa khô là thời điểm người dân dọn nương làm rẫy nên rất dễ phát sinh cháy rừng. Ảnh: Lê Hòa
Mùa khô là thời điểm người dân dọn nương làm rẫy nên rất dễ phát sinh cháy rừng. Ảnh: Lê Hòa

Theo số liệu kiểm kê rừng thì tổng diện tích đất có rừng do Ban Quản lý Rừng phòng hộ xã Nam quản lý là 6.812 ha, trong đó có 6.340 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng tập trung. Diện tích rừng có nguy cơ cháy chiếm hơn 4.640 ha. “Đây là áp lực rất lớn cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ xã Nam khi lực lượng cán bộ, nhân viên chỉ có 14 người. Công tác quản lý rừng và phòng-chống cháy rừng phải huy động thêm từ chính quyền địa phương và nhân dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tại chỗ, đặc biệt tại 2 điểm nóng của tình trạng cháy rừng là tiểu khu 160 và 162”-ông Cao Văn Tư-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ xã Nam chia sẻ.

Nằm trên địa bàn xã Tơ Tung, tiểu khu 160 và 162 được xác định là vùng trọng điểm cháy rất xung yếu bởi phía Bắc giáp rừng tự nhiên hỗn giao gỗ, tre nứa rất dễ cháy lan; phía Nam 2 tiểu khu này giáp với vùng trọng điểm cháy của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc An Khê có nguy cơ phát sinh nguồn lửa và cháy lan; phía Đông giáp với khu vực canh tác nương rẫy của bà con dân tộc Bahnar ở 3 làng: Stơr, Toòng Từng và làng Tung rất dễ phát sinh nguồn lửa vào mùa khô. Tại 2 tiểu khu này có đến 174 ha rừng trồng thông rất dễ cháy do đã hết thời gian chăm sóc, vật liệu cháy nhiều: thảm lá thông dày, lau lách, bụi le, nứa rậm rạp… Trong khi đó, khu vực này lại có địa hình đồi núi độ cao 800-1.200 mét so với mực nước biển; có nhiều dông núi, khe suối chia cắt hiểm trở rất khó khăn cho lực lượng chữa cháy rừng di chuyển, tiếp cận đám cháy và dập tắt ngọn lửa. Hệ thống suối vùng trọng điểm cháy đều nằm trong lưu vực sông Ba, bao gồm suối lớn Ka Tung nằm xa vùng trọng điểm cháy khoảng 2 km, suối nhỏ Hnhơl cách khu vực trọng điểm cháy 0,5 km. Mùa khô, 2 con suối này vẫn có nước nhưng lưu lượng không nhiều, các khe suối nhỏ khác đa phần cạn nước, không thuận lợi cho công tác cứu rừng khi xảy ra cháy.

Một trong những khó khăn không nhỏ trong công tác chữa cháy rừng là vùng trọng điểm cháy cách xa khu dân cư 3,5-6 km. Do vậy, khi có sự cố xảy ra cháy rừng, công tác tiếp cận để dập tắt đám cháy sẽ rất mất thời gian, di chuyển vất vả. Thời gian dễ xảy ra các vụ cháy rừng được xác định là từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, trong đó cao điểm là từ tháng 3 đến tháng 6. “Để chủ động phòng-chống cháy rừng tại đây, ngoài lực lượng chữa cháy là các cán bộ thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ xã Nam, chúng tôi đã xây dựng thêm rất nhiều lực lượng chữa cháy rừng với quân số hàng trăm người. Cụ thể, lực lượng chữa cháy rừng trực tiếp bao gồm 4 tổ với 150 thành viên, trong đó, có 1 tổ bao gồm lực lượng chính quyền địa phương, nòng cốt là công an viên, dân quân tự vệ với tổng số 30 người và tổ ở làng: Stơr 60 người, Toòng Từng 60 người. 2 tổ lực lượng tham gia chữa cháy rừng gián tiếp tại làng Tung 31 người và làng Đê Bar 60 người. Lực lượng tham gia chữa cháy dự phòng thay thế lực lượng chữa cháy rừng trực tiếp ở sơ sở với 3 tổ tại làng Đầm 49 người, làng Klếch 54 người, làng Cao Sơn 39 người; lực lượng tăng cường sẵn sàng tham gia phối hợp chữa cháy tại xã Kông Lơng Khơng 10 người và lực lượng tham gia chữa cháy rừng của huyện bổ sung khi có cháy lớn là 3 tổ (Hạt Kiểm lâm huyện, Công an huyện và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kbang)”-ông Tư cho biết.

Trong thời gian qua, trên lâm phần quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ xã Nam chưa xảy ra vụ cháy rừng lớn nào. Tuy nhiên, mùa khô là thời điểm mùa người dân phát nương làm rẫy, đốt thực bì, lấy củi, lấy mật ong… nên rất dễ xảy ra cháy rừng. “Ngoài việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ tại các vùng trọng điểm cháy vào mùa khô cũng như tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức phòng-chống cháy rừng, chúng tôi còn phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho người dân có nương rẫy gần bìa rừng ký cam kết an toàn lửa rừng. Cái khó trong công tác chữa cháy rừng hiện nay là hầu hết vẫn áp dụng phương pháp cứu cháy thô sơ với bàn dập lửa, dao, cuốc, xẻng, can đựng nước… hoặc phương pháp gián tiếp như đốt trước hoặc làm đường băng trắng cản lửa. Các biện pháp này chỉ phát huy tác dụng và giảm thiểu thiệt hại ở chừng mực nào đó. Hơn nữa, với đặc thù người dân làm nương rẫy nên khi đám cháy xảy ra vào thời điểm ban ngày sẽ khó tập trung lực lượng cứu rừng”-ông Tư nhận định.

Đoàn Viên

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.