Nhiều đổi thay sau 5 năm xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn các xã vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới của tỉnh đã có nhiều thay đổi rõ nét; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày một nâng cao. Kết quả này là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức của người dân và doanh nghiệp.

Bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, các địa phương trong tỉnh gặp không ít khó khăn như số lượng xã nhiều, nhu cầu phát triển hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân rất lớn trong khi nguồn vốn của Nhà nước cũng như vốn huy động có hạn. Nhiều xã vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại khó khăn nên khó thu hút doanh nghiệp vào đầu tư. Đặc biệt, giai đoạn này các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đều gặp khó do giá nông sản xuống thấp nên việc đóng góp còn hạn chế. Ngoài ra, nhiều tiêu chí Trung ương ban hành không phù hợp với địa bàn tỉnh như: thu nhập, hộ nghèo, nhà ở, trường học, nghĩa trang…

 

Làm đường giao thông nông thôn tại xã Chư Jôr (huyện Chư Pah). Ảnh: N.D
Làm đường giao thông nông thôn tại xã Chư Jôr (huyện Chư Pah). Ảnh: N.D

Với quyết tâm cao nhất, cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện chương trình theo hướng thiết thực. Qua hơn 5 năm thực hiện chương trình, diện mạo nông thôn của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, tiêu biểu như ở xã Ia Glai (huyện Chư Sê). Trước đây, hạ tầng cơ sở của xã vẫn còn yếu và thiếu; đường liên xóm, nội đồng vào mùa mưa chưa đảm bảo lưu thông… Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, 100% đường liên xã, 70% đường thôn, xóm đạt chuẩn; tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 104 hộ năm 2011 giảm còn 27 hộ năm 2015, chiếm 2,03%...

Để có được thành quả này, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, đặc biệt là việc phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”, lồng ghép các chương trình, dự án… vào thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đến nay, toàn tỉnh đã có 184/184 xã hoàn thành đồ án quy hoạch chung và đề án xây dựng NTM được các cấp phê duyệt; tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện các mô hình sản xuất cho người dân học tập áp dụng sản xuất đại trà. Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh đạt hơn 18.205 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hơn 3.954 tỷ đồng; vốn trực tiếp cho chương trình chỉ có 680,84 tỷ đồng chiếm 3,73%, vốn huy động hơn 14.250 tỷ đồng…

Thành công của chương trình còn có sự đóng góp rất lớn của nhiều đơn vị, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh. Điển hình như Nhà máy Đường An Khê đã mạnh dạn hướng dẫn người dân 4 huyện, thị xã phía Đông tỉnh áp dụng cơ giới hóa vào thực hiện cánh đồng lớn chuyên sản xuất mía, góp phần tăng năng suất mía, hạ giá thành sản phẩm. Hàng năm, Nhà máy đầu tư vốn, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị cơ giới hóa sản xuất mía với giá trị trên 200 tỷ đồng, gắn kết chính quyền địa phương xây dựng cánh đồng lớn. Ngoài ra, Nhà máy còn đầu tư xây dựng đường giao thông nội đồng, ủng hộ xây dựng nhà ở nông thôn và đóng góp các quỹ cho địa phương…

 

Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, toàn tỉnh đã có 21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành đạt chuẩn NTM cho 59 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh lên 80 xã vào cuối năm 2020 (đạt 43,4%).

Ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ cho biết: Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến nay, huyện đã có 4 xã: Tân An, Cư An, Hà Tam và Phú An được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Các xã còn lại đạt từ 9 đến 11 tiêu chí. Kết quả này là nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành của tỉnh, sự nỗ lực của lãnh đạo huyện trong chỉ đạo điều hành và sự đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng của người dân. Huyện đã huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển nông thôn; vận động nhân dân tham gia hiến đất xây dựng các công trình công cộng. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn Đak Pơ đã đổi thay mạnh mẽ.

Cũng theo ông Trường, trong những năm tới, huyện sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng NTM, đảm bảo đạt chuẩn và phát triển nông thôn bền vững đối với các xã đạt chuẩn; tập trung các nguồn lực đầu tư cho 3 xã còn lại, phấn đấu đạt ít nhất 2 tiêu chí mỗi năm để đảm bảo lộ trình đến năm 2020 đạt chuẩn, góp phần đưa Đak Pơ trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2020.

Tại cuộc họp tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhấn mạnh: Trong thời gian tới, cần nâng cao đời sống vật chất cho người dân, tổ chức các hình thức sản xuất, gắn phát triển nông thôn với đô thị; đảm bảo quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tỉnh phấn đấu có 4-5 huyện đạt chuẩn NTM; tạo sự hưởng ứng của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc xây dựng NTM. Các địa phương phải có kế hoạch cụ thể chủ động huy động các nguồn lực không trông chờ ỷ lại cấp trên; phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.