Nông dân trắng tay vì ký gửi cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Tui khổ lắm! nhặt nhạnh từng hạt cà phê, thèm cũng không dám ăn, rách cũng không dám mua cái áo lành để mặc, đau ốm không có đồng thuốc thang vậy mà chúng nó cướp trắng của tui rồi”. Bà Trần Thị Liên than khóc giữa đám đông đang vây lấy cơ sở thu mua cà phê Khương Nhung tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai).   
 

  Nông dân kéo đến trước cơ sở Khương Nhung. Ảnh: Phương Loan
Nông dân kéo đến trước cơ sở Khương Nhung. Ảnh: Phương Loan

Chiều 14-5 khoảng trên 20 hộ dân kéo đến đại lý thu mua cà phê Khương Nhung tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai) với thái độ vô cùng bức xúc. Họ đòi đập phá nhà, kho vì họ đã bán cà phê cho cơ sở Khương Nhung dưới hình thức ký gửi cả năm nay mà không đòi được tiền. Nhưng bà Trương Thị Khương chủ cơ sở thu mua cà phê đã cao chạy xa bay.

Cơ sở Khương Nhung thu mua cà phê dưới hình thức ký gửi đã gần 10 năm nay. Những năm đầu bà Khương làm ăn sòng phẳng để gây uy tín cho mình. Nhưng mấy năm trở lại đây cơ sở nay có dấu hiệu lừa tiền của nông dân. Điển hình là niên vụ cà phê 2012-2013, ông Nguyễn Văn Nông 65 tuổi xã Ia Pếch bức xúc nói “Nhà tui không có kho chứa được gần 5 tấn cà phê nhân nên nghe bà Khương nói ngon, nói ngọt mang chỗ bà nứa gửi khi mô lên giá rồi cắt. Bà nứa nói chỗ người nhà viết giấy tờ mần chi rứa tôi cũng chả viết giấy luôn bây giờ trắng tay rồi ”.

 

  Bà Trần Thị Liên xã Ia Pếch (Ia Grai) chỉ biết khóc lọc lóc kêu trời. Ảnh: Phương Loan
Bà Trần Thị Liên xã Ia Pếch (Ia Grai) chỉ biết khóc lọc lóc kêu trời. Ảnh: Phương Loan

Gần 30 hộ dân khác có giấy tờ ký gửi nhưng giờ biết đòi ai? Tài sản hàng trăm triệu đồng chỉ có tờ giấy vụn cầm tay. Bà Trần Thị Liên quê ở Quảng Ngãi lên Ia Grai lập nghiệp hơn 60 tuổi bà chưa có nổi ngôi nhà tử tế để ở. Gia đình bà phải ở ngôi nhà tạm trong rẫy cà phê. Góp nhặt từng hạt cà phê nhưng để rồi giờ đây bà chỉ biết khóc: “Tui khổ lắm! nhặt nhạnh từng hạt cà phê, thèm cũng không dám ăn, rách cũng không dám mua cái áo lành để mặc, đau ốm không có đồng thuốc thang vậy mà chúng nó cướp trắng của tui hết hai vụ cà phê 180 triệu đồng rồi, giờ tôi lấy tiền đâu trả lãi ngân hàng, trả tiền phân nữa …”

Từ đầu năm 2014 đến nay tại thị trấn nhỏ của huyện Ia Grai này đã xảy ra 2 vụ vỡ nợ đều ở hình thứ thu mua cà phê của nông dân dưới hình thức ký gửi. Theo thống kê sơ bộ, cơ sở Khương Nhung “xu nợ” của khoảng 30 hộ dân ở Thị Trấn Ia Kha và xã Ia Pếch với số tiền gần 5 tỷ đồng.  

Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Nguyễn Phi Hùng-Phó Trưởng Công an huyện Ia Grai cho biết: “Hiện chúng tôi đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có dấu hiệu lừa đảo và các dấu hiệu khác để xử lý theo quy định. Qua đây chúng tôi cũng mong bà con nông dân có hàng nông sản nên đến những cơ sở có uy tín được các cơ quan chức năng thẩm định để giao dịch tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra”. 

Phương Loan-Phương Lộc

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.