Làng trong phố…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nếu chọn Gia Lai là điểm đến thăm quan để trải nghiệm một nền văn hóa bản địa lâu đời, du khách hãy tìm về với các ngôi làng đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar cư trú trên địa bàn. Nhiều trong số đó, có thể kể đến là làng văn hóa du lịch Plei Ốp, một ngôi làng truyền thống đồng bào dân tộc Jrai giữa phố núi cao nguyên.

Đội cồng chiêng người lớn đang tập luyện cho đội cồng chiêng nhí tại sân nhà Rông làng Ốp. Ảnh: Trà My
Đội cồng chiêng người lớn đang tập luyện cho đội cồng chiêng nhí tại sân nhà Rông làng Ốp. Ảnh: Trà My

Nằm lọt thỏm ngay giữa trung tâm thành phố, Plei Ốp trở thành làng văn hoá du lịch đầu tiên của phố núi Pleiku với vẻ đẹp rất đơn sơ mà đầy ấn tượng, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách muốn trải nghiệm cuộc sống của núi rừng Tây Nguyên. Bao quanh bởi phố xá đông đúc, nhưng làng vẫn rất... làng. Ngôi nhà rông truyền thống ngay giữa khoảng sân rộng vững chãi bên cạnh cây cổ thụ cao lớn nhất làng, xung quanh là những bức tượng gỗ với đủ cung bậc cảm xúc được thể hiện qua bàn tay đục, đẽo khéo léo của người dân làng Ốp. Tại khoản sân này, dân làng Ốp thường xuyên cùng nhau quây quần trước mái nhà rông, dưới cây nêu, thưởng thức những ché rượu cần thơm ngọt và hòa mình trong âm thanh cồng chiêng ngân vang, trong điệu múa xoang mượt mà, uyển chuyển.

Làng có từ khi nào người già cũng ít ai nhớ được chính xác, chỉ biết ngày ấy có già làng tên Ốp dẫn dân làng đến đây, thấy cây cối tốt tươi, cua cá đầy suối, thung lũng rộng bằng, già bảo dân làng dừng lại chặt cây dựng nhà sinh sống lập làng. Du khách có thể ghé thăm làng tận hưởng khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp và thanh bình của những: Suối Ia Nin và Ia Năk Dòng hiền hòa thơ mộng, chạy qua làng, ngày đêm róc rách, với âm thanh trong vắt, thung lũng Ia Lâm, giọt nước Ia O, Ia Grông mà hầu như chiều nào các chị em cũng rủ nhau lấy nước vào những quả bầu khô và chai nhựa, túm tụm tắm rửa cho con cái, giặt giũ… xong xuôi chất tất cả vào gùi ngược dốc cõng về, rồi những cánh đồng, bãi rau, hoa, vườn cây và các con đường dốc chùng cánh võng đan khắp trong làng. Đi về cuối làng là khu nhà mồ nằm khép mình giữa thiên nhiên với những bức tượng tạc gỗ, những ché rượu cần còn vương lại dưới gốc đa già cổ thụ.

Dân làng sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại nhà Rông làng ỐpẢnh: Trà My
Dân làng sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại nhà Rông làng Ốp. Ảnh: Trà My



Hiện tại, toàn làng còn giữ được 2 bộ cồng chiêng, trong đó có 1 bộ của làng có 25 chiếc và 1 bộ của cá nhân ông M’Lăng có 23 chiếc. Làng có 2 đội cồng chiêng 1 đội của những người lớn tuổi và 01 đội thanh thiếu niên cùng đội múa xoang với khoảng hơn 20 em thiếu nữ, biết múa các điệu truyền thống, có khả năng biểu diễn trước cộng đồng phục vụ khách du lịch đến thăm làng. Trong làng có khoảng 03 người lớn tuổi có khả năng truyền đạt, dạy đánh cồng chiêng cơ bản. Cồng chiêng chỉ còn được bà con làng Ốp sử dụng tại một số nghi lễ vòng đời của hộ gia đình như lễ cưới hỏi, ma chay, nghi lễ trưởng thành… và một số hoạt động văn hóa theo yêu cầu của địa phương. Bên cạnh đó trong làng có một vài người biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc khác. Cụ Siu Chel và cụ Mlich là hai người lớn tuổi trong làng có khả năng tạc tượng gỗ dân gian.


Khu trưng bày “Tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai” ngay tại Nhà Rông làng Ốp vừa mới khánh thành sẽ góp phần vừa bảo tồn một giá trị văn hóa đang dần mai một trong cuộc sống hiện đại, đồng thời góp phần quảng bá một điểm đến du lịch văn hóa, thu hút sự quan tâm của du khách khi đến Gia Lai. Hơn thế, mong muốn góp phần tuyên truyền giáo dục nhận thức cho cộng đồng trong việc giữ gìn và phát huy tích cực những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đang sinh sống trên vùng đất Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. 54 tượng trong khu trưng bày đều thuộc nhóm tượng mô tả đời sống sinh hoạt. Đây là những tác phẩm phong phú mô tả cảnh trình diễn cồng chiêng, đánh trống, múa soang trong lễ hội; tượng mô tả đàn ông đàn bà lên rẫy trồng trọt, săn thú; tượng mô tả khi nghỉ ngơi vui chơi uống rượu cần, tượng mô tả cảnh chị em phụ nữ thực hiện những công việc hàng ngày như giã gạo, gùi nước, nấu ăn, tượng mô tả tình mẹ con, bà cháu yêu thương, bên cạnh đó là tượng chim thú, đồ vật sinh hoạt, nông cụ, nhạc cụ những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào nơi đây… đều được khắc học chân thực, sinh động.

Nhà rông làng Ốp sau khi được tu sửa lại khang trang hơn. Ảnh: Trà My
Nhà rông làng Ốp sau khi được tu sửa lại khang trang hơn. Ảnh: Trà My



Hầu hết khách du lịch đến với làng Ốp tới thời điểm hiện tại đều thông qua các đoàn lữ hành nhỏ, hoặc du lịch bụi. Hình thức du lịch dừng lại ở việc tham quan nhà rông, đi dạo quanh làng mà chưa hướng đến việc đi sâu vào tìm hiểu văn hóa, bản sắc của người dân địa phương. Nhà già làng Sir cũng là trưởng làng hiện nay có vườn trồng rau, ao cá, giọt nước và cụ đồng ý cấp đất để xây dựng nhà sàn, các công trình phụ phục vụ du khách nhưng phải được Nhà nước hỗ trợ kinh phí; ngoài ra còn có nhà bà Rơmah B'Lưng, một Nghệ nhân dạy múa của làng… hy vọng làng Ốp với điều kiện cần và đủ sẽ tạo luồng gió mới níu chân người lữ khách phương xa.

Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.