Cuốn sách giúp bạn thoát khỏi vùng an toàn của chính mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuốn sách mang đến cho chúng ta cái nhìn về giá trị của sự khác biệt ở mỗi người. Nếu bản sắc riêng được đặt đúng chỗ, cá nhân sẽ được phát triển và tỏa sáng.
Cuốn sách Có điều kiện cứ thể hiện-Chuyện công ở xứ cụt của BJ Gallagher và Warren H. Schmidt đánh động về những vấn đề sáng tạo và đổi mới trong thế giới công sở bằng một lối dẫn dắt vô cùng mới lạ thông qua chuyện ngụ ngôn. Cách kể chuyện của 2 tác giả có thể khiến độc giả quên đi thông tin, số liệu và các lý thuyết. Nhưng chuyện kể luôn được ghi nhớ trong tâm trí của họ.
Tác phẩm kể về câu chuyện của chàng Perry - một chú công thông minh, tài năng, sặc sỡ và sáng tạo chuyển đến sống ở Xứ Cánh Cụt.
Trong thế giới mẫn cán, chuẩn mực, quy củ của chim cánh cụt, mọi thứ đều được tạo lập theo một phương thức tổ chức lạ lùng. Chúng giống nhau từ bộ lông đen và trắng, giọng nói, cách hành xử và kiểu cách làm việc… Tất cả bị kìm giữ bởi vô vàn quy định văn bản lẫn luật bất thành văn.
Tới một ngày chú chim công Perry rực rỡ, đầy màu sắc xuất hiện phá tan lối mòn, sự nhàm chán ấy. Pery phô bày bộ lông sặc sỡ, kĩ năng thuần thục và kiến thức vô biên trong giới cánh cụt. Có thể nói chú tỏa sáng trong thế giới đen trắng tuần hoàn của chim cánh cụt.
Dù rất có tài, song phong cách quá khác biệt của chàng khiến cho giới cánh cụt bắt đầu để ý, chúng cảm thấy hết sức khó chịu. Thoạt đầu, óc sáng tạo và tài năng độc đáo là lý do Perry được tuyển dụng, nhưng sau đó lại bị xem là cái gai trong thế giới cánh cụt. Chúng yêu cầu chàng giảm sự khác biệt bằng cách thay đổi bộ lông, cách ăn mặc, cách nói năng và hành xử…
Nếu đặt mình trong thế giới đầy chim cánh cụt và mỗi ta khác biệt, liệu bạn có sẵn sàng thay đổi hòa mình theo những người xung quanh hay quyết tâm giữ bản sắc rất riêng của mình?
Cuốn sách Có điều kiện cứ thể hiện – Chuyện công ở xứ cụt của BJ Gallagher và Warren H. Schmidt .
Cuốn sách Có điều kiện cứ thể hiện – Chuyện công ở xứ cụt của BJ Gallagher và Warren H. Schmidt .
Có điều kiện cứ thể hiện – Chuyện công ở xứ cụt viết về thế giới chim muông nhưng thực chất cuốn sách lại mở ra thế giới của những doanh nghiệp. Nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra đây cũng là câu chuyện về cơ hội và thách thức trong một thế giới đề cao sự tiện lợi, an toàn và tuân thủ khuôn khổ.
Chim cánh cụt tượng trưng cho lối mòn trong suy nghĩ, khuôn khổ trong hành động và ta dễ dàng nhận ra điều đó tồn tại trong mỗi con người. Chúng ẩn dụ của đầu óc hạn hẹp, tránh né rủi ro và không muốn thay đổi lối mòn của mình.
“Tớ chỉ đi lộ trình này đến sở làm”
“Ghế này là của tớ”
“Ly phải úp ngược lên chứ, ai cũng nên biết vậy”…..
Và mục đích chim cánh cụt muốn Perry thay đổi vì họ chọn trong vùng an toàn và né tránh mọi rủi ro. Từ câu chuyện của chú công Perry và cánh cụt, người đọc sẽ nhận thấy nhiều hình ảnh về đời sống, nhất là đối với các tổ chức ngày nay.
Một điểm chung trong các nhà điều hành và quản lý họ luôn hô hào, mong muốn những ý tưởng, tư duy mới từ nhân viên. Nhưng hành động của họ hoàn toàn ngược lại bởi các ý tưởng mới đôi khi gây sốc, làm xáo trộn, thách thức các lối mòn hay đòi hỏi sự liều lĩnh, thậm chí gia tăng rủi ro và đẩy mọi người ra khỏi vùng an toàn.
Do đó, những con người khác biệt với một cách nhìn mới đưa doanh nghiệp đến thành công thường bị các cá nhân khác cũng như tổ chức ngăn trở phát huy sở trường. Khi ấy, bạn cần nhận thức và nhìn nhận lúc nào những khuynh hướng “cánh cụt” trong bạn trỗi dậy để ta không bị chúng điều khiển.
Gần 100 trang sách được diễn giải ngắn gọn thông qua ngụ ngôn, Có điều kiện cứ thể hiện – Chuyện công ở xứ cụt mang đến cho người đọc một thông điệp lớn: Ngay cả một “con công” thuần nhất vẫn ít nhiều nét “cánh cụt” bên trong.
Với mỗi người, chúng ta đều có những khía cạnh bị giới hạn tầm nhìn trong cuộc sống, cố chấp với quan điểm cá nhân, từ chối những điều khác lạ hay bị định hình bởi thói quen, với vô số lề lối quen thuộc mà ta không muốn thay đổi…
Liệu trong chúng ta có mấy ai đủ mạnh mẽ để cải tổ bản thân khỏi những thói quen lối mòn của chính mình, tìm miền đất cơ hội mới? Hay đấu tranh với môi trường còn nhiều bất cập để tự tin tỏa sáng?
Có điều kiện cứ thể hiện – Chuyện công ở xứ cụt sẽ đưa ra những gợi ý và công cụ để người đọc có thể tìm cho mình câu trả lời để giải quyết những vấn đề thuộc về “thế giới cánh cụt”. Giúp bạn không đi theo lối mòn bản thân mà khám phá ra ngoài thủ phủ an toàn, để vùng vẫy và khám phá bên trong tính cách con người mình.
Nguyên Phương (zing)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...