Mang Yang: Chăm lo đời sống người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến đầu năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mang Yang vẫn còn 28%. Chính vì vậy, huyện đang rất quan tâm chăm lo cho các hộ này, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Hỗ trợ nguồn vốn cho người nghèo

Trước đây, gia đình anh No (làng Đak Yă, xã Đak Yă, huyện Mang Yang) thuộc diện hộ nghèo. Do thiếu vốn sản xuất, kinh tế lại chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước nên gia đình anh cứ loay hoay mãi mà vẫn không thoát khỏi cảnh khó khăn, thiếu thốn. Năm 2012, anh được hỗ trợ 1 con bò giống từ Chương trình 135 để phát triển kinh tế. Nhờ chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, bò sinh trưởng phát triển khỏe mạnh và đã đẻ được 3 con bê.

 

Nhiều hộ dân đã thoát được nghèo nhờ chương trình hỗ trợ bò giống.                           Ảnh: M.H
Nhiều hộ dân đã thoát được nghèo nhờ chương trình hỗ trợ bò giống. Ảnh: M.H

Nhận thấy nuôi bò phù hợp với điều kiện gia đình và cho hiệu quả kinh tế cao, anh No đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để mua thêm 2 con nữa về chăn thả. Đồng thời, tận dụng quỹ đất sẵn có, anh trồng thêm hồ tiêu và bời lời. Đến nay, gia đình anh đã có 300 trụ tiêu, 1 ha bời lời, 8 sào lúa nước và đàn bò 6 con. Đây là nguồn thu nhập đáng kể giúp gia đình anh thoát nghèo, dần ổn định cuộc sống. Anh No phấn khởi nói: “Trước đây, nhà mình khó khăn lắm. Nhờ được hỗ trợ 1 con bò, mình đã phát triển được một đàn bò. Bây giờ gia đình đã mình đỡ khổ; làm hồ tiêu, làm lúa không phải đi mua phân nữa mà có sẵn phân trong chuồng để bỏ. Gia đình đã tiết kiệm được tiền mua máy móc, mua xe và xây nhà kiên cố”.

Ở huyện Mang Yang, xã Đak Yă là một trong những địa phương quản lý và phân bổ tốt các nguồn hỗ trợ cho người nghèo. Từ năm 2007 đến nay, Chương trình 135 đã hỗ trợ 84 con bò giống với tổng trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho 84 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã. Số bò này đều khỏe mạnh và đã sinh sản khoảng 164 bê con, nâng tổng đàn bò của toàn xã lên trên 1.000 con. Ông Hlay-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Yă, cho biết: “Trên địa bàn xã hiện nay, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 9%, một phần là dựa vào các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn Nhà nước có những chương trình khác nữa để giúp người dân trên địa bàn xã thoát nghèo bền vững”.

Hướng đến giảm nghèo bền vững

Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản như: dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin là những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch giảm nghèo bền vững của huyện Mang Yang.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ngoài việc sử dụng tốt các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo thì việc dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo cũng được huyện đặc biệt chú trọng. Huyện đã vận động các doanh nghiệp bảo trợ, nhận người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vào làm việc để có thu nhập ổn định; tạo điều kiện xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu; tiến hành chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sinh kế giảm nghèo bền vững; hỗ trợ kết nối người nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với hộ nghèo.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hữu Mặc-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Mang Yang, cho biết: “Với những giải pháp đã đề ra, chúng tôi cùng với các cấp, các ngành trong huyện quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo chung cả huyện xuống còn 20,8% vào cuối năm 2017. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm ít nhất 5%. Để làm tốt công tác giảm nghèo bền vững, hàng năm, chúng tôi đều tiến hành rà soát lại các hộ nghèo để có sự hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng nhằm tăng hiệu quả của các dự án giảm nghèo”.

Nguyễn Giang - Minh Hoàn

Có thể bạn quan tâm

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.