Chả ngô sữa – Món "đưa cơm ngày mưa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cắn một miếng chả ngô sữa, nghe vỏ ngoài giòn tan nơi đầu lưỡi. Khi chạm đến nhân lại có vị thịt ngọt đậm đà quyện hương dẻo thơm, nhai nghe lốp bốp của ngô... đúng là trên cả tuyệt vời.
Quê tôi ở một tỉnh miền Trung, dường như mưa bão đã là "bạn đồng hành" không thể thiếu mỗi năm. Các cơn lũ nối dài tàn phá mùa màng, hoa màu…là nỗi lo, nỗi buồn nhưng cũng không thiếu những kỷ niệm ngọt ngào gắn liền với mùa mưa. Một trong đó, không thể không kể đến món chả ngô (bắp) sữa – độc đáo và vô cùng "đưa cơm" trong ngày mưa của mẹ.
Hồi tôi còn bé xíu nhà rất hay trồng ngô – vừa để "ăn chơi" vừa để "chống đói cho bầy chiền chiện trong ngày mưa lũ" – như ba tôi vẫn thường tếu táo đùa vui. Bởi, tháng 8, tháng 9 khi những cơn bão mẹ, bão con kéo về cũng là lúc gần đến vụ thu hoạch ngô. Tôi nhớ, có năm bão về sớm, ngô chưa đến vụ thu hoạch, chỉ qua một đêm đã ngã rạp, ba mẹ đành bẻ những trái ngô non mang vào ăn cho đỡ tiếc. Nào thì ngô luộc, ngô nướng, ngô xào, bánh ngô, sữa ngô,… mãi cũng ngán. Để đổi vị và có món ăn cho mấy đứa con háu đói ngày mưa, mẹ bèn tận dụng làm món chả ngô sữa cho bữa cơm chiều.
 Nguyên liệu cho món chả ngô sữa
Nguyên liệu cho món chả ngô sữa
Cách làm vô cùng đơn giản, ngô chọn những trái "bánh tẻ", không non cũng không già quá, rửa sạch, bóc vỏ và dùng dao gọt lấy hạt để riêng. Phần hạt ngô sau khi đã tách ra được mẹ trộn chung với thịt nạc xay, một quả trứng gà ta, tiêu, hành tím băm nhỏ và chút hạt nêm. Tất cả các nguyên liệu sau đó được mẹ trộn chung, ướp khoảng 5 - 10 phút cho thấm trước khi tiến hành công đoạn thứ hai. Một bí quyết nho nhỏ là thịt nên chọn nạc mông có chút mỡ để xay thì chả sẽ không bị khô khi chiên và không nên ướp nước mắm vào thịt vì sẽ khiến nhân bị ướt.
Chuẩn bị trộn đều
Chuẩn bị trộn đều
Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị nguyên liệu, đổ bột chiên giòn khô (hoặc bột mì cũng được) ra đĩa để làm lớp "áo" cho chả. Xoa lên tay ít dầu ăn, múc một muỗng thịt và dùng tay vo tròn, sau đó ấn hơi dẹt lại trước khi lăn lên đĩa bột. Nhẹ nhàng cho từng miếng chả được bao đều bột bên ngoài. Những lúc ấy mẹ lại tỉ mỉ chỉ cho tôi cách lấy nhân sao cho đều, viên cho khéo và lăn bột vừa phải để bột không quá dày cũng không quá mỏng.
Chuẩn bị vo viên chả cho vào chảo dầu
Chuẩn bị vo viên chả cho vào chảo dầu
Và một điều mẹ nhắc đi nhắc lại cho con gái, khi làm món ăn này cần bắc chảo dầu nóng để chiên chả ngay sau khi nặn được khoảng 2 – 3 cái. Rồi cứ thế nặn đến đâu thả vào chiên đến đó. Vì nếu đợi nặn xong chả mới chiên thì lớp bột sẽ bị thấm nước, thịt dễ bị vỡ và chả cũng kém ngon.
Cứ thế, vào mỗi ngày mưa tôi cứ như bị thôi miên vào chảo chả ngô sữa trên bếp than hồng, háo hức nghe tiếng reo xèo xèo vui tươi trong chảo dầu. Cảm giác nhìn từng viên chả dần dần chuyển màu vàng ruộm đẹp mắt được mẹ khéo léo gắp lên một cái đũa gác trên chảo cho ráo bớt dầu trước khi bỏ ra đĩa – chỉ nhìn và ngửi mùi thơm mà đã đủ để bụng đói cồn cào!
 Đĩa chả ngô sữa chống đói ngày mưa
Đĩa chả ngô sữa chống đói ngày mưa
Trời mưa, bữa cơm với đĩa chả ngô sữa nóng hôi hổi, cắn một miếng nghe vỏ ngoài giòn tan nơi đầu lưỡi. Nhưng khi chạm đến nhân lại có vị thịt ngọt đậm đà quyện hương dẻo thơm của ngô sữa, nhai lốp bốp thoảng chút vị tiêu cay nồng, thơm ấm ăn cùng cơm trắng thì đúng là trên cả tuyệt vời.
Món chả ngô sữa có thể chấm cùng chén mắm ớt cay cay khiến bữa cơm ngày mưa rộn ràng và ấm áp đến lạ. Những lúc ấy dưới bàn tay của mẹ cả nhà lại quên đi vườn ngô non bị mưa quật đổ phải thu hoạch sớm mà thay vào đó là món ăn ngon tuyệt hảo và bữa cơm lại đầy ắp tiếng cười.
Dù chỉ là món ăn "chống lũ" nhưng bạn hãy cứ bắt tay vào thử nghiệm công thức làm chả ngô sữa nhé! Chắc chắn sẽ khiến cả gia đình nhỏ bất ngờ và cực thích thú với món quen mà lạ này đó. Chúc bạn thành công!
Ngọc Tôn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.