Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam hiện đang chiếm thị phần cao nhất đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông, đạt 14 triệu SGD trong 3 tháng đầu năm, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 27,8% thị phần.

Dây chuyền sơ chế tôm xuất khẩu ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Dây chuyền sơ chế tôm xuất khẩu ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Số liệu thống kê cho thấy tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý I/2025 tăng nhẹ, và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên tốp 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý doanh nghiệp Singapore cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị nhập khẩu thủy sản từ thế giới của Singapore đạt gần 283,6 triệu SGD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Về nhu cầu các loại thủy sản chính, thị trường Singapore tiếp tục cho thấy nhu cầu tương đối đồng đều đối với 4 nhóm là cá tươi/ướp lạnh trừ phi-lê cá và thịt cá; cá cấp đông trừ phi-lê cá và thịt cá; phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông; động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến, với giá trị nhập khẩu mỗi nhóm đều đạt trên 50 triệu SGD trong 3 tháng đầu năm 2025 (tương đương 17 triệu SGD/tháng).

Trong đó, động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến là nhóm có giá trị nhập khẩu cao nhất, đạt 67,2 triệu SGD trong 3 tháng đầu năm (tương đương 22 triệu SGD/tháng), chiếm gần 1/4 tổng giá trị nhập khẩu thủy sản nói chung của Singapore.

Tuy vậy, hiện chỉ có nhóm cá cấp đông, trừ phi-lê cá và thịt cá, cho thấy tăng trưởng dương về giá trị xuất khẩu, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2024, còn lại các nhóm khác có dấu hiệu chững lại, với mức giảm nhẹ từ 1-4%, báo hiệu sự bão hòa của thị trường nội địa.

Ngoài 4 nhóm chính trên, số liệu thống kê cũng ghi nhận thị trường Singapore cũng có nhu cầu nhập khẩu đối với các nhóm cá sống; cá đã qua chế biến; động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến; động vật thủy sinh không xương sống đã/chưa qua chế biến trừ giáp xác/thân mềm.

Trong số đó, có giá trị nhập khẩu cao nhất trong 3 tháng đầu năm là nhóm động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến, đạt hơn 29,8 triệu SGD. Nhóm có giá trị nhập khẩu thấp nhất là động vật thủy sinh không xương sống đã/chưa qua chế biến, trừ giáp xác/thân mềm, chỉ đạt hơn 5,7 triệu SGD.

Phân loại, chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Phân loại, chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Đây cũng là nhóm đang chứng kiến nhu cầu giảm sâu tại thị trường Singapore, giảm đến 15,6% về giá trị nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2024 (3 tháng đầu năm 2024 cũng giảm đến gần 24% so với cùng kỳ năm 2023).

Về đối tác, trong 3 tháng đầu năm 2025, Malaysia và Indonesia là đối tác cung ứng thủy sản lớn nhất và thứ hai cho thị trường Singapore với giá trị nhập khẩu hiện đạt tương ứng 37,4 triệu SGD và 32,2 triệu SGD, chiếm lần lượt 13,2% và 11,4% tổng thị phần thủy sản nhập khẩu tại thị trường này.

Đối với thủy sản từ Malaysia và Indonesia, Singapore hiện tập trung nhập khẩu hai nhóm chính là động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến và cá tươi/ướp lạnh, trừ phi-lê cá và thịt cá.

Na Uy hiện là đối tác cung ứng thủy sản thứ ba tại thị trường Singapore với giá trị nhập khẩu tới Singapore đạt 30,4 triệu SGD, chiếm 10,7% thị phần.

Singapore hiện tập trung nhập khẩu nhóm cá tươi/ướp lạnh, trừ phi-lê cá và thịt cá của Na Uy. Đây cũng là nhóm thủy sản nhập khẩu mà sản phẩm từ Na Uy đang duy trì được vị trí thống lĩnh tại thị trường Singapore.

Việt Nam là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại thị trường Singapore và hiện đang chiếm được thị phần cao nhất đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông, đạt 14 triệu SGD trong 3 tháng đầu năm, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 27,8% thị phần.

Hiện, Việt Nam có hai nhóm khác có giá trị nhập khẩu đáng kể vào thị trường Singapore là động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến và động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến, đạt tương ứng 5,6 triệu SGD và 4,9 triệu SGD, chiếm lần lượt 8,3% và 16,5% thị phần.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, giá trị nhập khẩu thủy sản nói chung từ Việt Nam sang Singapore đạt 28,7 triệu SGD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 10,1% tổng thị phần thủy sản nhập khẩu tại thị trường này.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tìm kiếm, mở rộng thị trường thay thế cho thị trường Mỹ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, đầu tháng 4 này, Thương vụ đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Theo đó, VASEP và Thương vụ Singapore thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp cung cấp thông tin địa bàn, kết nối giao thương các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Singapore, tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm thủy sản tại Singapore, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại Singapore nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thêm đối tác, mở rộng thị phần các sản phẩm thủy sản Việt Nam tại địa bàn Singapore trong thời gian tới.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong thời gian tới, quy mô thị trường thủy sản nhập khẩu tại Singapore dự báo duy trì ổn định. Việt Nam sẽ có thể tiếp tục giữ được thị phần tốt đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông.

Đóng gói sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Đóng gói sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Tuy vậy, đối với các nhóm khác, đặc biệt là hai nhóm động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến và động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến, ngoài chịu sự cạnh tranh từ thủy sản xuất xứ Malaysia và Indonesia, thủy sản Việt Nam cũng sẽ phải tiếp tục cạnh tranh với thủy sản từ một số quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tập trung kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa, thường xuyên cập nhật các quy định của sở tại, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.

(Theo TTXVN/NDO)

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null