Việt Nam đang nghiên cứu phương án tiêm 2 loại vaccine COVID-19 khác nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện có thêm nhiều nước châu Âu và Mỹ đang thực hiện nghiên cứu kết hợp 2 loại vaccine COVID-19. Số liệu ở Tây Ban Nha cho thấy người tiêm mũi 1 AstraZeneca, mũi 2 Pfizer cho kết quả đáp ứng miễn dịch rất tốt, thậm chí tốt hơn khi tiêm cùng một loại.

Việt Nam đang triển khai tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: Hải Nguyễn
Việt Nam đang triển khai tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: Hải Nguyễn
Trên thế giới, nhiều quốc gia như Đức, Canada, Anh, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha…, đã cho phép, thậm chí khuyến khích người dân tiêm vaccine COVID-19 của 2 hãng khác nhau nếu mũi 1 sử dụng AstraZeneca.
Tại Việt Nam, Ban Chỉ đạo về công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã giao Bộ Y tế nghiên cứu phương án nên tiêm mũi 2 cùng loại hay khác loại dựa trên kinh nghiệm của thế giới.
Theo GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện có thêm nhiều nước châu Âu và Mỹ đang thực hiện nghiên cứu kết hợp 2 loại vaccine COVID-19.
Số liệu ở Tây Ban Nha cho thấy người tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca, mũi 2 tiêm vaccine Pfizer/BioNtech cho kết quả đáp ứng miễn dịch rất tốt, thậm chí tốt hơn khi tiêm cùng một loại.
Ở Anh, các nhà khoa học đang nghiên cứu phương án tiêm mũi 2 bằng vaccine khác như Moderna hoặc Sputnik-V… để đánh giá đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Số liệu bước đầu cũng rất khả quan.
Với vaccine AstraZeneca, nhà sản xuất vẫn khuyến cáo tiêm mũi 2 cùng loại. Hãng này cũng cho biết việc tiêm vaccine chứa thành phần mNRA cũng có cơ chế sinh miễn dịch tương tự. Vì vậy, việc tiêm 2 loại vaccine cho một người là hoàn toàn có thể.
Hiện tại, nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn được thử nghiệm trước khi đưa ra khuyến cáo cuối cùng.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết một số nước đã nghiên cứu có thể dùng 2 loại vaccine ở thời điểm tiêm khác nhau. Ví dụ, trước mắt, người dân có thể dùng vaccine AstraZeneca, sau đó sử dụng Pfizer hoặc một số loại khác.
"Qua nghiên cứu, nhiều khi sử dụng vaccine khác hãng, khác dòng đạt hiệu quả miễn dịch còn cao hơn", ông Thuấn thông tin.
Do đó, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng người dân không nên có tâm lý kén chọn, chờ đợi các vaccine khác. "Trước mắt, nếu có vaccine nào, hãy tiêm vaccine đó. Vì thực tế, không có vaccine nào an toàn và hiệu quả 100%", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế Thế giới.
Ngoài ra, ông Thuấn cũng nhấn mạnh các trường hợp đã tiêm vaccine COVID-19 vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt đúng theo khuyến cáo "5K+Vaccine" của Bộ Y tế để phòng chống dịch tốt nhất cho bản thân và cộng đồng.
THÙY LINH (LĐO)

https://laodong.vn/y-te/viet-nam-dang-nghien-cuu-phuong-an-tiem-2-loai-vaccine-covid-19-khac-nhau-927637.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Theo Bộ Y tế, nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine và các chất gây nghiện khác.
Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

(GLO)- Đề án “Phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030” nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống y tế phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Y tế Lý Minh Thái xung quanh vấn đề này.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.