Về quê khởi Nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau nhiều năm học tập và làm việc ở xứ người, những người Việt xa xứ quyết định mang trí tuệ, công nghệ trở về quê hương để khởi nghiệp. Đó là những mô-týp không lạ trên mặt báo. Song, họ xứng đáng được ngợi khen và sau những thành công là những câu chuyện rất riêng, giàu cảm xúc. 
Chiếm lĩnh thị trường vé xe
Tết này, hàng ngàn sinh viên đang học tập tại TPHCM trở về nhà sum họp với gia đình bằng tấm vé xe miễn phí - là những suất học bổng nguyên năm từ Chương trình “Vé xe chắp cánh ước mơ giảng đường”. Đứng sau chương trình này là Vexere (Công ty cổ phần Vexere) - doanh nghiệp khởi nghiệp chưa đầy 5 năm nhưng chiếm lĩnh 20% thị phần vé xe khách đường dài. 
 
Làm việc tại văn phòng Vexere
Vexere ra đời năm 2013, nhưng mất 4 năm ươm tạo tại Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao. Thời điểm xuất hiện trên thị trường, hệ thống Vexere chỉ tích hợp vỏn vẹn 40 nhà xe cung cấp vé xe khuyến mãi cho thí sinh dự thi đại học ở TPHCM. Nhưng, với lợi thế ứng dụng công nghệ cùng nhiều giải pháp làm lợi cho các nhà xe, hệ thống Vexere nhanh chóng kết nối với 300 nhà xe có từ 4 xe trở lên ở Hà Nội và TPHCM, chiếm 10% tổng số nhà xe đang hoạt động trên toàn quốc. Trong năm 2017, mỗi ngày có gần 150.000 vé xe được đăng bán thông qua hệ thống Vexere, tương đương 20% tổng lượng vé bán ra trên thị trường. Từ đây, doanh nghiệp này mạnh dạn tốt nghiệp vườn ươm để đi trên chính đôi chân mình. 
Ý tưởng về hệ thống bán vé xe trực tuyến đến với Trần Nguyễn Lê Văn - nhà sáng lập Vexere - từ lúc anh đang học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Mỹ vào năm 2012, trong tâm trạng nhớ nhà còn trước mặt anh là màn hình laptop tràn ngập hình ảnh dòng người xếp hàng chờ mua vé xe tết. Lê Văn quyết định bỏ dở tấm bằng MBA tại Đại học Thunderbird ở Mỹ, trở về Việt Nam để theo đuổi khát vọng của mình: cách mạng hóa ngành xe khách. Tuy nhiên, trước Vexere đã có nhiều dự án thất bại.
“Với nhà xe, chúng tôi cho họ thấy phần mềm giúp giảm thiểu thất thoát tiền vé so với cung cách quản lý truyền thống. Với nhân viên, chúng tôi thuyết phục họ rằng phần mềm vẫn có thể cân đối quyền lợi của đôi bên, khi nhà xe kiểm soát được thất thoát, lương của họ được trả cao hơn. Nghĩa là, giải quyết bài toán quyền lợi trước khi giải quyết bài toán công nghệ”, anh Lương Ngọc Long, Giám đốc công nghệ của Vexere, chia sẻ. 
Sự tham gia của công nghệ đang giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà xe, song cũng giúp hàng triệu người dân xa quê dễ dàng mua được những tấm vé trong các dịp lễ tết. Điều mà các nhà sáng lập Vexere từng trăn trở. Bản thân Lê Văn cũng từng là một sinh viên nghèo, lăn lộn với với gánh nặng cơm áo gạo tiền, tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TPHCM, nhờ những phần học bổng của các mạnh thường quân giấu tên. Cho nên, sau chuyện kinh doanh, ở Vexere còn là câu chuyện của việc “nhận được” và “cho đi”. Vẫn theo anh Long, đến thời điểm này, khi đã hút thật nhiều nhà xe tham gia bán vé trực tuyến, cũng sẽ là thời điểm Vexere tiến lên một bước - biến mỗi chuyến xe là một “trải nghiệm”. Người dùng có quyền đánh giá chất lượng chuyến đi ngay trên phần mềm đặt vé. 
Máy laser chăm sóc da gắn “mác” Việt
Ngày càng có nhiều người sẵn sàng móc hầu bao hàng ngàn USD để sang nước ngoài sử dụng liệu pháp làm đẹp. Ở trong nước, mỗi năm có hàng ngàn spa, thẩm mỹ viện được mở. Thị trường nhập khẩu trang thiết bị ngành thẩm mỹ vì thế càng thêm phần sôi động. Giá máy móc cao là một phần nguyên nhân khiến chi phí làm đẹp chưa rẻ. 
Nhìn thấy thị trường tại Việt Nam đầy tiềm năng, anh Lương Vũ Đăng Quang quyết định về nước lập Công ty Lascitec. Trước đó, Quang tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, rồi sang Hàn Quốc làm việc theo “Chương trình thẻ vàng”, tức tuyển dụng lao động kỹ thuật cao. Đảm nhận khâu nghiên cứu - phát triển (R&D) cho một công ty sản xuất thiết bị ngành thẩm mỹ là cơ hội lớn để anh tích lũy kinh nghiệm. Chọn vườn ươm làm bến đỗ, Đăng Quang cùng các cộng sự của Lascitec tập trung nghiên cứu và cho ra đời máy laser phẫu thuật CO2 vi điểm ở bước sóng 10,60μm ứng dụng trong tái tạo da và xóa sẹo. Đây là công nghệ mới theo chuẩn quốc tế và đang được sử dụng phổ biến ở các nước như: Mỹ, Hàn Quốc... 
 
Trình diễn máy laser phẫu thuật CO2 vi điểm
 Sản phẩm được thử nghiệm tại Khoa da liễu Bệnh viện Quân Y 108 (Hà Nội) và một số phòng khám, trung tâm chăm sóc da. Các bác sĩ thẩm mỹ sử dụng đã đánh giá cao tính hiệu quả của sản phẩm trong điều trị, xử lý sẹo mụn, sẹo do phẫu thuật, bỏng cũng như tái tạo da. “Sản phẩm tương tự của nước ngoài có giá khoảng 18.000 - 22.000USD trong khi sản phẩm của công ty có giá rẻ hơn một nửa (khoảng 12.000 - 13.000USD)”, Đăng Quang phấn khởi cho biết và kỳ vọng sản phẩm chiếm lĩnh khoảng 35% thị phần máy laser làm đẹp tại Việt Nam.
Lúc này, Đăng Quang cùng các cộng sự lại bắt tay nghiên cứu sản xuất hệ thống laser sắc tố điều trị các vết nám, chàm hay xóa hình xăm, với mục tiêu lấn sâu hơn vào lĩnh vực cung cấp trang thiết bị ngành thẩm mỹ. PGS - TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM - đơn vị trực tiếp ươm tạo Lascitec,  nhận định: “Thị trường cho các sản phẩm làm đẹp ứng dụng khoa học và công nghệ sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới. Các giải pháp công nghệ Việt như Lascitec sẽ phát triển mạnh hơn trong lĩnh vực giàu tiềm năng này”.
Nguyễn Tường (SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.