Vai trò của giáo viên và việc tự học của học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dạy và học luôn là chủ đề mà nhiều người quan tâm. Mới đây, đồng nghiệp của tôi đã đưa ra một vấn đề trên nhóm về vai trò của giáo viên và việc tự học của học sinh.

Có nhiều ý kiến khác nhau nhưng điểm chung mà ai cũng thừa nhận rằng việc dạy và học đã thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Hơn bao giờ hết, việc trang bị phương pháp tự học phù hợp thật sự là điều cần thiết để mỗi người có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống và công việc.

1-hdt.jpg
Để tiếp thu tốt bài mới, học sinh cần có sự chuẩn bị bài học ở nhà. Ảnh: Minh Tiến

Tự học từ lâu đã được coi là một phần quan trọng của quá trình lĩnh hội kiến thức. Trong cách dạy học truyền thống, người thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền thụ tri thức. Nhưng để những tri thức ấy trở thành một phần kiến thức của học sinh, người thầy luôn có sự hướng dẫn và kiểm tra.

Để có thể tiếp thu tốt bài mới, học sinh cần có sự chuẩn bị bài. Sau mỗi bài học, thầy cô đều giao bài tập về nhà. Đây là lúc học sinh vận dụng những kiến thức đã học, tìm ra cách giải bài để có thể khắc sâu kiến thức, làm tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức mới.

Trước đây, học sinh thường phải vừa học, vừa làm. Thời gian cho việc học không nhiều, lại thiếu những phương tiện để tìm hiểu, tra cứu. Vậy nên, để đạt được kết quả học tập như mong muốn, ngoài sự nhiệt tình giảng dạy của thầy cô còn là sự nỗ lực rất lớn của bản thân mỗi học sinh.

Việc tìm tòi, nghiên cứu sâu bài học để tìm ra cách giải một bài toán khó, cách hiểu một ý thơ, một đoạn văn giúp học sinh khắc sâu kiến thức, có thể nhớ rất lâu những bài đã học. Việc tự học cũng giúp học sinh rèn luyện cách làm việc độc lập, kiên trì và quyết tâm, không nản lòng khi gặp khó khăn.

Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, người học có cơ hội để tìm tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau, từ sách báo đến thông tin trên mạng internet và gần đây là sự phát triển của công nghệ AI. Nhờ vậy, người học có thể tiết kiệm thời gian, tăng khả năng và cơ hội để tìm kiếm tài liệu tham khảo phù hợp, đạt được những kết quả như mong đợi.

Để thích ứng với sự thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ, tự học là vô cùng cần thiết và cần được rèn luyện để thành thói quen ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Vậy nhưng, cơ hội học tập dễ dàng cũng khiến một số học sinh lười biếng và ỷ lại. Việc sử dụng internet không đúng cách, quá lệ thuộc vào sự giúp đỡ của thầy cô và những phương tiện hỗ trợ khiến một số học sinh không đủ kiên nhẫn để tự mình tìm hiểu sâu những vấn đề liên quan đến bài học.

Không ít phụ huynh từng than phiền rằng con không thể học bài một mình, cha mẹ phải ngồi bên đến khi con thuộc bài; một số cha mẹ không có thời gian thì phải nhờ người kiểm tra bài cho con, chủ yếu là dò thuộc bài. Việc thiếu khả năng tự học như vậy sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và thói quen học tập của các em trước mắt cũng như về lâu dài.

Bằng con đường học tập và không ngừng sáng tạo mà nhân loại đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Kho tàng kiến thức vô tận của loài người vẫn đang được bổ sung và làm mới mỗi ngày đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng nỗ lực, tìm ra những cách tiếp cận khác nhau để gặt hái được những thành công.

Học ở trường, ở các cơ sở giáo dục chỉ là một phần trong quá trình học suốt đời của một người. Để việc học có hiệu quả cao nhất, mỗi người cần rèn luyện cho mình cách tự học. Học cách tự học đúng đắn là để hướng đến một xã hội học tập, để học thực sự là một phần không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi người.

Có thể bạn quan tâm

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

(GLO)- Không còn xa lạ như thuở ban đầu, giờ đây nhiều học sinh ở các trường THPT tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã quen thuộc với việc sử dụng AI trong học tập. Từ tóm tắt văn bản, lập dàn ý cho đến tạo ra hình ảnh… đều có thể nhờ sự hỗ trợ của AI.

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.