Từ chàng trai rửa bát thuê đến ông chủ HTX nông nghiệp sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Với một suy nghĩ làm sao để cho người nông dân ở quê mình đỡ vất vả trong làm nông nghiệp, nhưng lại có thu nhập cao, chàng trai trẻ Lê Văn Tám - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Sông Hồng đã gặt hái được thành công sau bao nhiêu ngày vất vả.
Từ làm phân hữu cơ…
Ra Hà Nội từ năm 1991, Lê Văn Tám đi rửa bát thuê ở Hà Nội, sau đó tích cóp từng đồng để rồi năm 1996 đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, làm việc trong ngành cơ giới hóa đồng bộ và nông nghiệp.
Những năm tháng ở Hàn Quốc đã cho chàng thanh niên này rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và cơ giới hóa. Tám đã học hỏi, nắm bắt trong quá trình làm việc và chính những kiến thức này đã giúp anh thành công tại Việt Nam.
Giám đốc Lê Văn Tám trong nhà lồng trồng rau sạch bằng hữu cơ của mình. Ảnh: Ngọc Thủy
Giám đốc Lê Văn Tám trong nhà lồng trồng rau sạch bằng hữu cơ của mình. Ảnh: Ngọc Thủy
Tám cho hay: “Quãng thời gian lao động bên Hàn Quốc đã cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là những kiến thức trong quá trình canh tác nông nghiệp, điều này chính là động lực để thôi thúc tôi khi về nước, thực hiện được ước mơ của mình là làm ông chủ chứ không phải làm thuê”.
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là việc trồng lúa. Tám nhận thấy quá trình sản xuất ra hạt thóc của người nông dân rất vất vả, năng suất không cao, dẫn đến thu nhập thấp. Nguyên nhân có rất nhiều, trong đó có khâu ban đầu là gieo mạ. Theo Tám, chất đất hiện nay đang bị thoái hóa, không còn màu mỡ như trước nếu như không có biện pháp để cải tạo lại.
Chính vì vậy Tám đã nghiên cứu và sản xuất những giá thể đầu tiên cho việc gieo mạ. Theo Tám, giá thể này thực chất là việc sản xuất ra một dạng đất có đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất, sạch nhất, để khi gieo hạt thóc xuống nảy mầm, cây mạ sẽ rất khỏe nhờ có chất dinh dưỡng tại những giá thể này.
Không giấu giếm về cách chế biến giá thể để gieo mạ này Tám cho biết, đây là kinh nghiệm tôi học được từ những trang trại trồng rau hữu cơ bên Hàn Quốc, giá thể đó bao gồm bùn được phơi khô, mùn cưa, phân, kali, vôi, tất cả đều được trộn vào và được ủ kín trong thời gian từ 3 - 6 tháng, sau đó đất đã được xử lý được đưa vào khay để gieo mạ.
Hiện, Tám đang chuyển giao công nghệ làm giá thể này cho các tỉnh thành từ Nghệ An trở ra, hầu hết các tỉnh thành này, người nông dân đều sử dụng phương pháp làm đất sạch hữu cơ để gieo mạ hoặc trồng rau hữu cơ trong nhà lồng, các sản phẩm được trồng từ đất hữu cơ này đều cho năng suất và chất lượng rất cao. Chính vì vậy nguồn thu nhập cho HTXNN của Tám cũng không ngừng tăng.
…tới chế biến ống hút từ rau, củ
Không những sản xuất đất sạch hữu cơ, hiện nay cơ sở sản xuất và kinh doanh của Giám đốc HTXNN Sông Hồng Lê Văn Tám còn đang sản xuất ống hút, được chế biến từ nông sản như các loại rau, củ, quả.
Nhận thấy việc sử dụng các loại ống hút nhựa hiện nay rất mất vệ sinh, thậm chí còn gây ô nhiễm nặng nề môi trường sống, cũng là những kinh nghiệm, kiến thức được học hỏi từ khi còn lao động bên Hàn Quốc, Lê Văn Tám bắt đầu đưa dây chuyền sản xuất ống hút bằng rau củ quả vào sản xuất.
Chia sẻ với tôi Tám cho biết, nhận thấy sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân có giá trị chưa cao, nguyên nhân cũng là do chúng ta chưa có công nghệ chế biến sau thu hoạch, chính vì vậy sản phẩm nông nghiệp khi sản xuất ra chỉ đơn thuần là sử dụng thông thường.
Hiện nay công suất sản xuất ống hút từ rau củ của Tám làm được khoảng 50.000 ống hút ngày, giá thị trường đối với sản phẩm này còn tương đối cao do vậy HTX đang cố gắng tìm kiếm đối tác để tiêu thụ.
Nhìn cơ ngơi của chàng trai trẻ quê Thanh Hóa đang lập nghiệp thành công ở Đông Anh, vùng đất Kinh đô Âu Lạc cổ xưa, đi lên từ hai bàn tay trắng, tôi rất cảm phục chàng thanh niên sinh năm 1976 này, đã biết vươn lên làm giàu cho chính bản thân mình và giúp đỡ bà con nông dân có thu nhập cao từ nghề làm nông nghiệp.
Theo Ngọc Thủy (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.