Trường Mầm non Sao Khuê: Đủ điều kiện để tổ chức dạy và học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xây dựng khang trang, có phòng học và trang-thiết bị được đầu tư theo chuẩn quốc gia, Trường Mầm non Sao Khuê (phường Đống Đa, TP. Pleiku) sắp đưa vào hoạt động. Theo đó, các cháu có hộ khẩu tại phường Đống Đa nhưng đang theo học tại Trường Mầm non Trà Mi (phường Thống Nhất) sẽ được đưa về học tại đây. Mặc dù Phòng Giáo dục-Đào tạo TP. Pleiku đã có sự chuẩn bị chu đáo trong việc bố trí giáo viên, cơ sở vật chất giảng dạy, công tác chuyên môn… nhưng một số phụ huynh có con em được điều chuyển về học trường mới này vẫn còn khá nhiều lo ngại.
 

Ảnh: Minh Triều
Ảnh: Minh Triều

Một phụ huynh phản ánh: “Vừa qua, tôi được cô giáo chủ nhiệm lớp thông báo là cháu thuộc diện phải chuyển qua học Trường Mầm non Sao Khuê thuộc phường Đống Đa vì cháu có hộ khẩu tại phường này. Trong khi đó con tôi năm nay đang học lớp lá (5-6 tuổi), chỉ còn mấy tháng học mầm non nữa là cháu sẽ bước vào học lớp 1…”. Vị phụ huynh này lo ngại: Trường sẽ như thế nào khi được đưa vào hoạt động giữa năm học, cơ sở vật chất, trang-thiết bị chưa đầy đủ, đường đến trường vẫn còn đường đất bụi bặm và liệu trong 3 tháng cháu có học kịp tiến độ hay chỉ đủ thời gian cho các cháu làm quen với môi trường mới?

Trước những lo ngại này, thầy Nguyễn Chớ-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo TP. Pleiku, chia sẻ: Căn cứ theo đề xuất của Đảng ủy, UBND và nguyện vọng của nhân dân phường Đống Đa về việc cần có một trường mầm non công lập trên địa bàn, Trường Mầm non Sao Khuê được xây dựng với kết cấu 2 tầng gồm có 6 phòng học theo chuẩn quốc gia do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tài trợ hơn 4 tỷ đồng. Ngày 20-1-2014, sau khi nhận bàn giao ngôi trường, UBND TP. Pleiku đã chỉ đạo Phòng Giáo dục-Đào tạo triển khai tổ chức hoạt động. Do công trình bàn giao sớm hơn so với dự kiến nên không thể xây xong trường rồi đóng cửa bỏ đó. Điều quan trọng hơn là khi sang học trường mầm non mới này, các cháu không những sẽ được chăm sóc tốt hơn mà còn giảm bớt được gánh nặng cho Trường Trà Mi vì phải tiếp nhận các cháu học sinh của 2 phường. Theo thầy Chớ, ngành cũng đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và thành phố về việc bố trí giáo viên, đến ngày 10-2-2014 có 7 giáo viên được ký quyết định về công tác tại trường này, còn đội ngũ cán bộ quản lý đang xem xét.

Thầy Chớ cho biết: 22 cháu đang học ở Trường Trà Mi nhưng có hộ khẩu ở phường Đống Đa đã được lập danh sách chuyển sang trường mới-Sao Khuê. Trước đó, ngày 11-2, Phòng Giáo dục-Đào tạo, Hiệu trưởng Trường Trà Mi và đại diện lãnh đạo 2 phường cùng phụ huynh học sinh có con chuyển sang học Trường Mầm non Sao Khuê đã có buổi họp thống nhất về việc điều chuyển nói trên. Trong buổi họp, các bậc phụ huynh cũng được thông báo cụ thể trường mới được xây khang trang, điện nước, phòng học đàng hoàng, đồng thời Phòng cũng đã tham mưu UBND thành phố bố trí cơ sở vật chất ban đầu như bàn ghế và một số thiết bị khác trước khi chuyển các cháu về học. “Chủ trương ngành là sau khi đưa các cháu này về học ở đây, trường cũng tiếp nhận bổ sung thêm các cháu học sinh trên địa bàn phường Đống Đa mà lâu nay học ở các trường tư nhưng có nguyện vọng học trường công lập hoặc kể cả các cháu 3-4 tuổi đang học ở đâu đó, ở xa do không có trường công nếu có nhu cầu cũng được giải quyết… đồng thời làm tiền đề chuẩn bị cho công tác tuyển sinh năm 2014-2015. Vì đây là quyền lợi chung của tất cả các cháu trên địa bàn phường Đống Đa khi trường công được xây dựng, chứ không phải chỉ riêng 22 cháu này”-thầy Chớ khẳng định.

Ngoài ra, về mặt chuyên môn cũng như chương trình học được Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo khẳng định sẽ không có gì thay đổi, nghĩa là “chỉ thay đổi địa điểm học, tất cả mọi thứ vẫn theo quy củ, chỉ có điều là các cháu sẽ ít bạn hơn và sẽ bổ sung thêm bạn mới”. Thời gian đầu, Trường Mầm non Trà Mi sẽ hỗ trợ trong công tác quản lý, chuyên môn, tổ chức bán trú, nấu ăn cho các cháu. Những giáo viên được chuyển về đây cũng đã được gửi vào Trường Trà Mi để có thời gian làm quen với các cháu, để khi chuyển sang trường mới các cháu không bị bỡ ngỡ. Điều quan trọng nữa là trường không yêu cầu phụ huynh đóng thêm bất kỳ một khoản chi phí nào khác.

Theo quan sát của phóng viên, đây là ngôi trường 2 tầng khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Cô giáo Phan Thị Kim Ly cho biết: Phòng học ở đây được xây dựng đẹp, nhà vệ sinh khép kín, về bàn ghế thì các cô cũng đã nhận được thông báo là trong tuần này sẽ đưa về, mới hoàn toàn, kể cả những dụng cụ nấu ăn, kệ để giày, dép… Tuy nhiên, trở ngại duy nhất là con đường vào trường còn là đường đất chỉ mới được san ủi bằng phẳng, bụi mịt mù.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tùng-Phó Chủ tịch UBND phường Đống Đa-cho biết: Trước mắt, chúng tôi đã cho san ủi hình thành nên con đường, đồng thời giao cho cán bộ địa chính phường đẩy nhanh việc đề xuất UBND thành phố xin hỗ trợ kinh phí. “Lãnh đạo phường cũng sẽ cố gắng vận động tìm các nguồn vốn tài trợ hoặc cắt các nguồn vốn nào có thể huy động được để hỗ trợ nhanh nhất xây dựng con đường nhựa vào trường… làm cách nào tốt nhất, nhanh nhất, tranh thủ trước mùa mưa”-ông Tùng khẳng định.

Minh Triều

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.