(GLO)-Buổi chiều muộn cuối tháng 4 vừa qua, tôi đang dọn dẹp vài thứ lặt vặt trong nhà chuẩn bị đón mừng lễ 30-4 và 1-5 thì điện thoại reo. Tôi nghe máy, giọng anh bạn già Bùi Quốc Trưởng từ Hà Nội vang lên: “Mấy anh em Gia Lai đang tụ tập ở nhà của anh Phạm Trung Đỉnh ăn mừng chiến thắng đây”.
(GLO)- “Chiến đấu“ là từ mà nhà văn Trung Trung Đỉnh và nhà giáo Chử Anh Đào thường dùng mỗi khi có dịp hội ngộ trên đất Gia Lai. Hơn 3 năm nay, ThS. Chử Anh Đào vướng bệnh hiểm nghèo. Cuối tuần, tôi đến thăm ông ở số 130 Lê Thánh Tôn (TP. Pleiku), nhà giáo hưu trí vẫn ngồi bên máy tính. Ông cười: “Tết nay, mình viết được 3 bài báo. Con người ta sống chết có số cả, mình sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng“.
(GLO)- Theo lời giới thiệu của nhà văn-cựu chiến binh Trung Trung Đỉnh, một buổi chiều đầu năm 2021, tôi ghé thăm ông Phạm Hải Đăng tại căn nhà số 59A Phan Đình Phùng, TP. Pleiku. Sinh năm 1949, quê ở tỉnh Ninh Bình, học hết lớp 10, ông nhập ngũ tháng 7-1967 và vào thẳng chiến trường Gia Lai. Đóng quân tại khu vực Suối Đục (huyện Chư Prông), ông trở thành lính trinh sát thuộc Trung đoàn 95. Tiểu đội của ông được giao nhiệm vụ bám đường 14, phối hợp đưa và đón cán bộ qua lại ngả này.
(GLO)- Tôi chơi với nhà văn Trung Trung Đỉnh kể cũng đã hơn 40 năm, nhưng qua mỗi tác phẩm của anh, tôi như lại được khám phá thêm những điều còn chưa biết về tác giả, về người bạn mà mình ngỡ như đã tường tận rồi. Cũng như thế, cái cách mà Trung Trung Đỉnh gắn bó với quê hương Gia Lai, với Tây Nguyên cũng là cách anh liên tục khám phá những điều mới lạ từ những con người ngỡ như đã thân quen rồi.
(GLO)- Không nói đến “Lạc Rừng“-một trong những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nổi tiếng của nhà văn Trung Trung Đỉnh. Mà trong bài viết ngắn hôm nay, chúng tôi xin nói về một chuyện khác, là chuyện anh Thánh lạc rừng, tất nhiên bối cảnh cũng cùng diễn ra ở vùng đất địa linh nhân kiệt này-An Khê.