Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh Gia Lai: Ưu tiên sản xuất giống nuôi cấy mô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 3 năm trở lại đây, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh Gia Lai đã sản xuất thành công các giống hoa lan rừng theo phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Bước đầu, nguồn giống do Trung tâm cung cấp được thị trường đón nhận, đánh giá cao.
 Các giống cây trồng trong phòng nuôi cấy mô. Ảnh: N.D
Các giống cây trồng trong phòng nuôi cấy mô. Ảnh: N.D
Đầu năm 2017, phòng nuôi cấy mô của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh bắt đầu triển khai nghiên cứu sản xuất các giống hoa, cây cảnh theo phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Chỉ trong một thời gian ngắn, đơn vị đã sản xuất thành công các giống hoa, cây cảnh mới như: chuông gió, hồng môn, hoa hồng, hoa đồng tiền, giống khoai lang Nhật Bản, chuối tiêu hồng… Đặc biệt, Trung tâm còn nuôi cấy thành công một số giống lan có nguồn gen gốc từ lan rừng được thị trường đánh giá cao như: giả hạc, hoàng thảo kèn, nghênh xuân, kim tuyến. Đây được xem là bước đột phá trong nghiên cứu, sản xuất các giống cây trồng, tạo đà cho những người dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.   
Là người nhiều năm cung cấp giống hoa lan rừng cho khách hàng, ông Hoàng Kim Trung (thị trấn Đak Đoa) cho biết: “Tôi thường mua các giống lan rừng sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô tế bào của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh. Sau khi chăm sóc khoảng 6 tháng, tôi có thể xuất bán ra thị trường. Qua thời gian theo dõi, tôi thấy chất lượng các dòng lan nuôi cấy mô do Trung tâm cung cấp rất tốt, hoa nở đẹp tương đương với lan rừng tự nhiên, được khách hàng đánh giá cao”.
Còn chị Nguyễn Thị Thanh-chủ một vườn lan trên đường Trường Chinh (TP. Pleiku) thì cho hay: “Vườn lan của gia đình tôi có hơn 1.000 chậu, giống chủ yếu mua từ Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh. Khách hàng đánh giá dòng lan tôi bán ra hoa đẹp, thời gian nở lâu. Do đó, thỉnh thoảng có người mua với số lượng lớn, tôi không đủ số lượng cung cấp nên giới thiệu họ đến Trung tâm để mua”.
Kỹ sư Thân Văn Huy (Phòng Công nghệ sinh học, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh) thông tin: “Tổ sản xuất giống cây trồng nuôi cấy mô của Trung tâm có 6 cán bộ kỹ thuật chuyên nghiên cứu, sản xuất theo phương pháp mới. Bước đầu, chúng tôi đã hoàn thiện quy trình sản xuất các dòng hoa lan rừng đang được thị trường ưa chuộng. Riêng năm 2019, tổ đã cung ứng ra thị trường khoảng 40 ngàn cây hoa lan các loại cho nhiều nhà vườn trong tỉnh cũng như ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước… Trung bình mỗi tháng, tổ đưa ra khu vực nhà lưới nuôi dưỡng khoảng 20 ngàn cây hoa các loại. Sản xuất giống hoa lan rừng theo phương pháp nuôi cấy mô tế bào có hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với sản xuất theo phương pháp truyền thống”.
Trao đổi với P.V, ông Phạm Cường-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh-chia sẻ: “Sự thành công này mở ra hướng đi mới trong sản xuất, cung ứng giống nuôi cấy mô cho người dân trong và ngoài tỉnh. Trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục bổ sung thêm 10 giống lan quý hiếm khác để sản xuất theo đơn đặt hàng của các nhà vườn. Bên cạnh đó, đơn vị còn cung ứng khoảng 10 ngàn cây hoa cảnh và các giống cây trồng khác theo phương pháp nuôi cấy mô… từng bước đáp ứng nhu cầu cho người dân cũng như các tổ chức sản xuất trên diện tích lớn. Hy vọng đây sẽ là hướng đi mới để Trung tâm tiếp tục đầu tư nghiên cứu thêm các giống cây trồng khác, góp phần nâng cao chất lượng nguồn cây giống cho thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị”.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null