Trồng loài hoa trắng tinh khiết nở về đêm mà ý nghĩa nói cả ngày không hết, nông dân Thanh Hóa kiếm bộn tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa vùng đất chiêm trũng, nhiều hộ nông dân xã Hà Sơn (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đã xin chuyển đổi thành mô hình trồng loài hoa huệ trắng. Đây là một loài hoa đặc biệt mang nhiều ý nghĩa nhân văn và có đặc tính nở về đêm, có mùi hương ngào ngạt…Nhờ trồng loài hoa trắng tinh khiết này mà nông dân ở đây kiếm bộn tiền.



Đưa phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi tham quan mô hình trồng hoa huệ trắng rộng hàng chục ha, ông Nguyễn Văn Ngọ-Phó Chủ UBND xã Hà Sơn, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) cho biết: "Cánh đồng trồng hoa huệ tại thôn Quý Tiến (xã Hà Sơn) bắt đầu được hình thành từ năm 2015, nhiều năm trước, nơi đây từng là cánh đồng đất chiêm trũng, và có nhiều diện tích bỏ hoang...".

Theo ông Ngọ, sau khi UBND xã Hà Sơn đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các hộ dân đã đưa giống hoa huệ trắng vào trồng, chăm sóc và hiệu quả kinh tế đem lại gấp khoảng 3 lần so với cấy lúa.


 

 Mô hình trồng hoa huệ trắng giúp nông dân xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thu lời 100 triệu/ha/năm. Ảnh: Vũ Thượng
Mô hình trồng hoa huệ trắng giúp nông dân xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thu lời 100 triệu/ha/năm. Ảnh: Vũ Thượng


"Hiện tại, xã Hà Sơn đang có khoảng 30 ha trồng hoa huệ, đây là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Nhờ sự lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp, cộng với việc trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, nên cắt hoa huệ bán giúp nông dân có thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm"-ông Nguyễn Văn Ngọ-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ thêm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

.

Nông dân xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho hoa huệ ở chung nhà với cây bưởi da xanh, cây thanh long...Mô hình trồng xen hoa huệ và cây bưởi da xanh, cây thanh long giúp nông dân có thu nhập cao trên cùng 1 diện tích canh tác.



Hoa huệ thuộc họ thùa, hình dáng giống cây tỏi. Hoa huệ có 2 giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.


 

Hiện tại, nông dân xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đang bán hoa huệ với giá 2.000-3.000 đồng/bông. Ảnh: Vũ Thượng
Hiện tại, nông dân xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đang bán hoa huệ với giá 2.000-3.000 đồng/bông. Ảnh: Vũ Thượng



Có mặt trên cánh đồng trồng hoa huệ bạt ngàn, ông Phạm Hồng Hiền (thôn Quý Tiến, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) nói: "Gia đình tôi hiện đang trồng 1,5 ha hoa huệ, đây là cây trồng có mức đầu tư ban đầu thấp, chỉ khoảng 40 triệu đồng/ha. Thời gian chăm sóc hoa huệ khoảng 4 tháng là có thể cho thu hoạch liên tục trong vòng 2 năm, với lãi đạt từ 80-100 triệu đồng/ha/năm".
 

Ông Phạm Hồng Hiền (thôn Quý Tiến, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) thu thêm 30 triệu đồng/ha/năm từ việc trồng bưởi da xanh xen canh với cây hoa huệ. Ảnh: Vũ Thượng
Ông Phạm Hồng Hiền (thôn Quý Tiến, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) thu thêm 30 triệu đồng/ha/năm từ việc trồng bưởi da xanh xen canh với cây hoa huệ. Ảnh: Vũ Thượng



Cũng theo ông Phạm Hồng Hiền chia sẻ tới phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Việc chăm sóc cây hoa huệ không khó, giống như nhiều loại cây ngắn ngày khác. Chủ yếu chúng tôi thực hiện việc nhổ cỏ, tưới nước đủ, đều và chỉ cần đủ độ ẩm để cây phát triển. Chú ý không để cây hoa huệ thiếu nước hoặc cây hoa huệ bị ngập úng. Trồng hoa huệ, nông dân cần bón phân chuồng hoai mục, phân lân, vôi bột và vệ sinh diệt khuẩn trước khi trồng 2 tháng".
 

Hoa huệ được trồng từ củ. Ảnh: Vũ Thượng
Hoa huệ được trồng từ củ. Ảnh: Vũ Thượng


Để trồng hoa huệ đạt hiệu quả cao, nhiều hộ dân xã Hà Sơn "mách nước", cây hoa huệ được trồng bằng củ, 1 sào đất thì trồng khoảng 10.000 củ, mỗi củ cách nhau 10-15 cm. Cây hoa huệ hay bị nhện đỏ tấn công, nên thông thường một năm phải phun thuốc 2 lần, chủ yếu phun thuốc trừ sâu hữu cơ. Sau khi kết thúc 2 năm thu hoạch, nông dân chọn lấy củ tốt để làm giống vụ tiếp theo và trồng luôn khi kết thúc việc lấy hoa vụ liền trước đó.

 

Cây hoa huệ thường cao từ 1-1,5 mét, trồng một lần cho thu hoạch tới 2 năm. Ảnh: Vũ Thượng
Cây hoa huệ thường cao từ 1-1,5 mét, trồng một lần cho thu hoạch tới 2 năm. Ảnh: Vũ Thượng


Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài.

Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.


 

Việc chăm sóc và thu hoạch hoa huệ trắng được người dân xã Hà sơn (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đánh giá không khó. Ảnh: Vũ Thượng
Việc chăm sóc và thu hoạch hoa huệ trắng được người dân xã Hà sơn (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đánh giá không khó. Ảnh: Vũ Thượng



Bà Lê Thị Hồng (thôn Quý Tiến, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) bật mí: "Cây hoa huệ lúc trồng cũng như khi thu hoạch đều sử dụng phương pháp thủ công (dùng tay trồng củ, cắt hoa). Vào vụ thu hoạch, cắt lấy hoa bó thành bó bằng loại giấy mềm, đóng vào thùng (bìa carton, giấy cứng...) để bảo quản an toàn sản phẩm hoa huệ không bị hư hỏng khi vận chuyển tiêu thụ ra thị trường".
 

Hoa huệ chỉ nở về đêm, có mùi hương ngào ngạt. Hoa huệ có nhiều ý nghĩa, trong đó có ý nghĩa như: Sự trong sạch và thanh cao; thông điệp của sự trong sáng; mang biểu tượng sự trở về của hạnh phúc. Ngoài ra, hoa huệ cũng mang đến thông điệp của đấng sinh thành, thiên chức làm mẹ và khả năng sinh sản nữa đấy...Ảnh: Vũ Thượng
Hoa huệ chỉ nở về đêm, có mùi hương ngào ngạt. Hoa huệ có nhiều ý nghĩa, trong đó có ý nghĩa như: Sự trong sạch và thanh cao; thông điệp của sự trong sáng; mang biểu tượng sự trở về của hạnh phúc. Ngoài ra, hoa huệ cũng mang đến thông điệp của đấng sinh thành, thiên chức làm mẹ và khả năng sinh sản nữa đấy...Ảnh: Vũ Thượng


Được biết, hoa huệ tại xã Hà Sơn chủ yếu tiêu thụ tại các địa bàn TP Thanh Hóa, TP Vinh, TP Hải Phòng và một số điểm bán lẻ trong tỉnh Thanh Hóa. Mỗi bông huệ bán ra thị trường lúc bình thường với giá 2.000 đồng/bông, thời điểm khan hiếm tới 3.000 đồng/bông.
 


"Xã Hà Sơn hiện nay có khoảng 15 hộ trồng hoa huệ, với diện tích trên 30 ha. Sau nhiều năm trồng hoa huệ, chúng tôi đánh giá đây là cây trồng cho thu nhập cao của địa phương, không tốn nhiều chi phí đầu tư, công chăm sóc và thị trường tiêu thụ luôn có sẵn. Tới đây, xã tiếp tục chuyển đổi khoảng 10 ha vùng đất trũng thấp để trồng cây hoa huệ, với mục đích sẽ xây dựng cây hoa huệ thành thương hiệu riêng của khu vực"-ông Phạm Văn Định-Chủ tịch UBND xã Hà Sơn trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.


https://danviet.vn/trong-loai-hoa-trang-tinh-khiet-no-ve-dem-ma-y-nghia-noi-ca-ngay-khong-het-nong-dan-thanh-hoa-kiem-bon-tien-20201018113051236.htm


Theo VŨ THƯỢNG (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.