Trồng cây mọc hoang để lấy lá, thu tiền tỷ mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cây sọ chó vốn chỉ mọc hoang trong rừng núi, bờ rậm, đã được anh Huỳnh Hữu Quyền (30 tuổi, thôn Phú Nhiêu, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) mang về trồng trên diện tích 13 sào và vườn ươm đầu tư hơn 600 triệu đồng.



Loại cây này thường mọc hoang nhiều ở vùng núi, bờ rậm. Trước kia người ta thường thấy ở rừng hay bờ rẫy và gọi nó với cái tên dân dã là cây sọ chó. Qua thời gian, loài cây này dần bị thu hẹp, rất khó để tìm thấy.

Anh Huỳnh Hữu Quyền cho biết: “Tôi có theo dõi thông tin về các cuộc thi nấu ăn, trong một cuộc thi Chiếc thìa vàng năm 2015, tôi đã thấy các đầu bếp dùng loại gia vị là cây sọ chó mà quê tôi mọc rất nhiều. Qua tìm hiểu, cây sọ chó thường được dùng tẩm ướp thịt, gia vị cho món ăn. Lá hơi vị hăng, hơi gắt nhưng khi nấu với cà ri lại rất đậm đà”.


 

Anh Huỳnh Hữu Quyền đầu tư một vườn ươm cây sọ chó rộng 1.000m2. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Anh Huỳnh Hữu Quyền đầu tư một vườn ươm cây sọ chó rộng 1.000m2. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Trên mảnh đất quê hương, anh Quyền quyết tâm tìm lại loài cây này. Anh đã mua lại và thuê mảnh đất rộng đến 13 sào, đầu tư một vườn ươm rộng khoảng 1.000m2. Anh cho biết: “Để trồng cây này với diện tích lớn thì khó nhất là giống cây sọ chó. Không có nơi nào có nguồn giống này ngoài nguồn tự nhiên, do vậy, tôi đã thuê rất nhiều người ở khắp nơi, lên cả các vùng núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, để tìm loại cây này”.

Sau nhiều tháng tìm kiếm, hàng chục ngàn cây đã được mang về trồng lại trên đất đồi: “Với diện tích 13 sào, bình quân 1.000 cây/sào, đã tập hợp hơn 13.000 cây sọ chó”.

Để cây phát triển tốt, anh Quyền đã đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nhà ươm bằng lưới che mát kiên cố. Anh nói: “Đặc điểm của cây sọ chó là mọc trong rừng, dưới những tán lá cây, nơi ít ánh nắng. Trong quá trình trồng cây, tôi đã trồng thêm các loài cây dại ngay dưới vị trí trồng cây sọ chó và trồng kết hợp thêm cây sả, để có thể thu hoạch song song tận dụng hiệu quả của đất trồng”.


 

 13 sào trồng hơn 13.000 cây sọ chó được 3 tháng. Ảnh: NGUYỄN TRANG
13 sào trồng hơn 13.000 cây sọ chó được 3 tháng. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cây sọ chó vốn chỉ mọc hoang đã được mang về trồng trở thành hướng khởi nghiệp của thanh niên. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cây sọ chó vốn chỉ mọc hoang đã được mang về trồng trở thành hướng khởi nghiệp của thanh niên. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Hiện tại vườn ươm của anh đã có hơn 1.000 cây, các cây ươm được trồng trong chậu và phủ rơm để chống nóng. Lượng cây này vừa là nguồn giống, vừa để phát triển thành cây cảnh trong gia đình.

“Cây sọ chó rất dễ nhân giống, bằng phương pháp chiết ghép cành, sau một thời gian sẽ hình thành cây mới. Một cây sọ chó trưởng thành cao khoảng 1m và dạng cây lùm xòa rộng” - anh Quyền chia sẻ.

Nói về khó khăn của việc trồng cây sọ chó, anh Quyền chia sẻ, cây thường dễ bị bệnh đục thân, nám lá. Do đó quá trình chăm sóc cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của cây. Tuy nhiên, cây mọc hoang nên sức sống của cây rất tốt, hầu như chỉ cần tưới nước và không cần dùng bất cứ chế phẩm sinh học, hóa học nào. Cây sọ chó là loài cây trồng hoàn toàn theo hướng sạch.

Từ khoảng thời gian nhân giống đến khi thu hoạch kéo dài 6 tháng. Bình quân cứ thu hoạch 5 cây thì được 1 kg lá sọ chó. Cây sọ chó có tuổi thọ dài từ 2-3 năm, do vậy chỉ cần đầu tư một lần và duy trì chăm sóc. Sau đó thay thế bằng cây mới để nâng cao chất lượng lá cây sọ chó khi thu hoạch.


 

 Cây sọ chó sau 1 năm có thể cao gần 1m. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cây sọ chó sau 1 năm có thể cao gần 1m. Ảnh: NGUYỄN TRANG


Anh Quyền cho biết thêm: “Giá bán lá khô cây sọ chó khoảng 800.000 đồng/kg, lá tươi khoảng 350.000 đồng/kg. Từ sau thời gian thu hoạch, mỗi tuần cắt 1 lần, như vậy trong suốt 1 năm có thể thu về 3 tấn lá khô/năm. Ngay trong 3 tháng trồng, kỳ thu hoạch đầu tiên là hơn 300kg đã đưa ra thị trường. Với số lượng thu hoạch 3 tấn lá khô, mỗi năm thu về hơn 1 tỷ đồng".
 

Theo NGUYỄN TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null