Triển khai các chính sách hỗ trợ người dân tưới mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để tìm hiểu về những giải pháp chống hạn trên vùng nguyên liệu mía tại các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh thời gian qua, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bá Chủ-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai.

- P.V: Thưa ông, trước tình trạng hạn hán ngày càng căng thẳng, Công ty đã có những giải pháp nào để hỗ trợ bà con và đảm bảo sản xuất trong vụ ép tới?

Ông Nguyễn Bá Chủ: Ông bà ta đã nói “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Như vậy, nước là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Do lượng mưa hai vụ gần đây quá ít, chúng tôi đã và đang quyết liệt triển khai các chính sách hỗ trợ bà con tưới mía. Trong đó, chúng tôi hỗ trợ trọn gói từ đào hố, khoan giếng đến những thiết bị tưới cho bà con nông dân. Chúng tôi đặt ra mục tiêu tưới cho 2.000 ha mía vụ 2016-2017.

 

Một nông dân đang kiểm tra hệ thống tưới nhỏ giọt. Ảnh: N.D
Một nông dân đang kiểm tra hệ thống tưới nhỏ giọt. Ảnh: N.D

- P.V: Vậy chính sách hỗ trợ đã được triển khai đến đâu, thưa ông?

Ông Nguyễn Bá Chủ: Tính đến tháng 3-2016, chúng tôi đã triển khai chính sách cho 1.820 ha (ước đạt khoảng 77% diện tích). Tổng số vốn đã giải ngân cho bà con ước trên 4,5 tỷ đồng. Đặc biệt, dự kiến, chúng tôi sẽ hoàn thành đường dây điện dọc kênh Ayun Hạ và xã Pờ Tó để phục vụ tưới từ 200 đến 500 ha mía.

- P.V: Trong quá trình triển khai, Công ty gặp khó khăn gì và có đề xuất hỗ trợ từ chính quyền các cấp hay không, thưa ông?

Thứ nhất, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ cho bà con, chỉ cần bà con gật đầu chịu tưới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại về hiệu quả của các biện pháp tưới. Nhiều bà con còn cho rằng “trồng mía mà tưới là chuyện chưa thấy bao giờ”. Họ không biết rằng, tưới cho vụ này không những hiệu quả 1 vụ mà còn giúp cây mía giống lưu gốc tốt cho các vụ sau. Do đó, chúng tôi vẫn tiếp tục tuyên truyền cho bà con và rất mong các cấp chính quyền hỗ trợ thuyết phục bà con tưới mía.  

Thứ hai, ngành mía đường những năm gần đây còn gặp nhiều khó khăn và đang nỗ lực cho hội nhập. Công ty chúng tôi lại vừa đầu tư nâng công suất ép và phát điện của nhà máy nên nguồn lực tài chính cũng hạn hẹp. Nông dân rất cần các nguồn vốn giá rẻ để hỗ trợ tưới nước. Do đó, chúng tôi đang đề xuất UBND tỉnh Gia Lai hỗ trợ vốn theo Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19-1-2016. Nếu được hỗ trợ, chúng tôi sẽ phấn đấu đẩy diện tích tưới lên 2.500-3.000 ha.

- P.V: Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Diệp (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.