Trăn trở hai dòng kênh trăm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Gần trăm năm qua, hai kênh chính Nam - Bắc của hệ thống thủy nông Đồng Cam chảy dọc dòng sông Ba đã cung cấp nguồn nước tưới cho những cánh đồng lúa Phú Yên xanh tốt.

Đây là một trong những công trình có kiến trúc đặc biệt, hình thành cách đây gần 100 năm, được những kỹ sư người Pháp khảo sát, thiết kế và xây dựng từ năm 1924 - 1932.

Những cánh đồng lúa ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên xanh mướt nhờ kênh chính Bắc của hệ thống thủy nông Đồng Cam. Ảnh: CÔNG HOAN

Những cánh đồng lúa ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên xanh mướt nhờ kênh chính Bắc của hệ thống thủy nông Đồng Cam. Ảnh: CÔNG HOAN

Đập Đồng Cam là công trình đại thủy nông có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật, và có ý nghĩa về mặt kinh tế, lịch sử với kiến trúc vô cùng độc đáo. Đập Đồng Cam có đầy đủ các giá trị phổ quát của di sản văn hóa kết tinh công sức và trí tuệ của bao lớp tiền nhân trên mảnh đất miền Trung.

Từ công trình “đại thủy nông”

Hệ thống thủy nông Đồng Cam là công trình thủy lợi lớn nhất Phú Yên, cấp nước tưới tiêu và phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, thị xã Đông Hòa, thành phố Tuy Hòa và các xã phía Nam huyện Tuy An. Công trình này được người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1924 - 1932 với hàng triệu ngày công lao động.

Trước khi có đập Đồng Cam, người dân đồng bằng Tuy Hòa cũng đã biết làm kênh mương dẫn thủy nhập điền để sản xuất nông nghiệp, nhưng toàn bộ cánh đồng Tuy Hòa chỉ sản xuất được một vụ lúa, hoàn toàn trông chờ vào nước trời. Mùa khô, cả cánh đồng rộng lớn biến thành vùng bình nguyên khô cằn, các giếng đào sâu hàng chục mét cũng khô cạn.

Ông Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, cho biết: Các đề án nghiên cứu về việc xây dựng một hệ thống thủy nông trên sông Ba bắt đầu triển khai vào năm 1889, nhưng không được chấp thuận do thiếu kinh phí và nhân công.

Đến năm 1904, nhóm khảo sát thiết kế đập Đồng Cam gồm 64 người có cả người Pháp và người Việt, do kỹ sư Fayard và Desbos làm kỹ sư trưởng tiếp tục thám sát, nhìn nhận lại kết quả khảo sát trước đó. Ông Autoine Fayard vượt đèo lội suối, ăn ở, uống rượu cần với đồng bào và có khi ở lại làng Phú Sen phác họa đồ án con đập.

Qua 20 năm khảo sát, người Pháp chọn đập đầu mối xây dựng ở thôn Mặc Hàn. Ở phía phía Nam con đập là núi Quy Hậu, phía Bắc là núi Trù Cát. Sông Ba từ cao nguyên đổ về đến Mặc Hàn đột ngột thu hẹp lại, dưới lòng sông là đá nguyên khối, tạo nền móng vững chắc cho con đập.

Đến ngày 30/11/1923, đề án xây dựng đập thủy nông Đồng Cam được toàn quyền Đông Dương chấp nhận. Đến năm 1924, công trình chính thức khởi công xây dựng với việc xây đập chắn ngang sông, dưới sự chỉ huy của các kỹ sư Fargues, Machefaux và Carrez.

Đến năm 1932, qua hơn 8 năm với sự lao động miệt mài từ hàng triệu ngày công lao động thì toàn bộ đập chắn được hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí xây dựng 302.620 đồng Đông Dương.

Trong diễn văn Toàn quyền Đông Dương Pasquier đọc ngày 7/9/1932 tại lễ khánh thành đập Đồng Cam có đoạn viết: “Một dịp đến thăm công trường, tôi nói đùa bằng cách so sánh công việc của các kỹ sư chúng ta với công việc của một nhà trồng răng khỏe mạnh phi thường, nhằm bịt các lỗ răng sâu nằm trong chiếc quai hàm vĩ đại này, sau khi đã nạo sạch đến tận đá cứng bằng các máy khoan đá có công suất rất mạnh. Và phải mất hết 6 năm mới chinh phục được dòng sông này; chỉ còn lại việc xây dựng hệ thống các kênh chính và kênh phụ”.

Đến di tích lịch sử Quốc gia

Được ông Nguyễn Văn Nhành (Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam) dẫn đi theo tuyến kênh chính phía Nam hệ thống thủy nông Đồng Cam, chúng tôi chứng kiến được sự kỳ vĩ của công trình thủy nông gần trăm tuổi này. Qua bao biến thiên của thời gian và lịch sử, công trình này vẫn đang vững chãi tích nước đưa về tưới mát cho những cánh đồng lúa của người dân Phú Yên.

Hệ thống đập Đồng Cam được xây dựng gần cả trăm năm nhưng đến nay vẫn vững chắc. Ảnh: CÔNG HOAN

Hệ thống đập Đồng Cam được xây dựng gần cả trăm năm nhưng đến nay vẫn vững chắc. Ảnh: CÔNG HOAN

Theo quan sát của phóng viên, toàn con đập Đồng Cam được xây dựng bằng đá hộc, bên ngoài là đá lăng trụ được gọt đẽo rất tinh xảo, bề mặt hình lục giác, các mạch vữa rộng đều nhau khoảng 2cm, trông xa như mặt tổ ong khổng lồ - một loại hình kết cấu đá siêu bền.

Ông Nguyễn Văn Nhành cho biết: Hệ thống thủy nông Đồng Cam có 2 hệ thống kênh chính Bắc và chính Nam, hiện cả hai kênh đều có vai trò chung là cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho huyện Tây Hòa, thị xã Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa. Ngoài lợi ích cho việc sản xuất nông nghiệp, hệ thống thủy nông Đồng Cam còn cung cấp nước tưới cho người dân chăn nuôi và trồng hoa màu.

“Đập Đồng Cam có hình dáng như khuỷu tay chống vào hai bên sườn núi, tạo thành thế vững chắc. Chiều cao mặt đập là 22,4m so với mặt nước biển, con số cực kỳ quan trọng vì liên quan tới mực nước từ sông Ba đổ về tràn qua đập, quyết định khối lượng, mực nước dâng để vào kênh chính.

Có những năm nắng hạn kéo dài, mực nước hạ xuống 1,5m so với mặt đập, ta có thể đi bộ từ bờ Nam sang bờ Bắc nhưng nước lúc nào cũng vào đầy 2 kênh chính”, ông Nhành cho hay.

Hệ thống thủy nông Đồng Cam được các kỹ sư người Pháp thiết kế, xây dựng đã được gần trăm năm. Ảnh: CÔNG HOAN

Hệ thống thủy nông Đồng Cam được các kỹ sư người Pháp thiết kế, xây dựng đã được gần trăm năm. Ảnh: CÔNG HOAN

Ông Nguyễn Văn Nhành kể rằng, tháng 11/1930, một trận lũ lớn phá vỡ hoàn toàn đoạn kênh chính Nam, phải thay đổi từ kênh hở thành đường dẫn kín bằng bê tông cốt thép, khi lũ lớn, kênh ngập hoàn toàn trong nước.

Trong quá trình xây dựng đập xảy ra 20 lần sự cố do mưa lũ làm sập vỡ hạng mục công trình. Nhiều tai nạn thi công, đắm đò, nổ mìn và bệnh tật làm 54 người chết. Khi hoàn thành công trình trên sườn núi Trù Cát thì các kỹ sư người Pháp đã tạo lập bia tưởng niệm ghi danh 54 người mất và con đường dốc có 54 bậc thang theo kiến trúc miếu mộ Huế thời nhà Nguyễn.

Vào năm 2014, hệ thống thủy nông Đồng Cam được UBND tỉnh Phú Yên xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đến tháng 9/2022, công trình này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng hằng năm, đông đảo bà con nhân dân và du khách gần xa tụ hội về đây để thắp nén hương tưởng niệm những người đã mất khi xây dựng và bảo vệ công trình này.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.