Milky Way – thiên hà chứa trái đất – có thể lớn hơn tưởng tượng tới 10-20 lần và là một "quái vật vũ trụ" có phần lớn cơ thể là vật chất tối.
Từ lâu, Milky Way được cho là có đường kính từ hơn 100.000 đến 260.000 năm ánh sáng, là thiên hà lớn thứ 2 trong khu vực và thuộc dạng khổng lồ, với quá khứ của một "quái vật" từng nuốt một số thiên hà cỡ nhỏ và trung bình.
|
Hình ảnh từ Kính viễn vọng Femi đã hé lộ điều mà mắt người không thể thấy: đĩa sao sáng của Milky Way (màu vàng) mà chúng ta bấy lâu nay lầm tưởng là toàn bộ thiên hà, chìm hoàn toàn trong đĩa vật chất tối (màu đỏ) mênh mông - Ảnh: FERMI LAT COLLABORATION/DOE/NASA Share this: |
Thế nhưng nghiên cứu mới từ Đại học Durham đã công bố một tính toán mới gây sốc: nó phải có đường kính lên tới 1,9 triệu năm ánh sáng. Và thứ chủ yếu gây lầm lẫn suốt thời gian qua chính là thành phần chính của nó – vật chất tối – thứ được cho là bí ẩn và ma quái nhất vũ trụ.
Cố nhiên, chúng ta không thể nhìn thấy vật chất tối mà chi có thể nhìn phần ánh sáng rực rỡ từ chiếc đĩa nhỏ bên trong bao gồm các ngôi sao, lỗ đen, hành tinh... bao gồm chúng ta. Phần đĩa nhỏ có thể nhìn thấy rộng 260.000 năm ánh sáng, và trái đất nằm ở rìa.
|
Thiên hà chứa trái đất Milky Way - Ảnh: NASA/JPL-CalTech/R.Hurt |
Thế nhưng, qua quan sát một số thiên hà nhỏ lân cận, các nhà thiên văn học đã phát hiện một thứ gì đó như bóng ma, vô hình, đang tác động lực hấp dẫn đến chúng. Nếu nói đó là lực từ phần đĩa 260.000 ánh sáng thì không thể, mà phải từ cái gì đó to lớn và lan đến gần các thiên hà nhỏ đó hơn – chính là phần vành ma quái, không ai nhìn thấy của Milky Way.
Phần "bóng ma" của Milky Way còn được xác định rõ hơn qua những tương tác khác mà nhóm nghiên cứu tìm thấy trên thiên hà Andromeda (Tiên Nữ), vật thể được cho là sẽ va chạm với chúng ta trong vòng 4,5 tỉ năm nữa – và có thể lại nạn nhân tiếp theo bị Miky Way nuốt chửng.
Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên ArXiv và sẽ công bố chính thức trên Monthly Notices of the Royal Astronomical.
A. Thư (Theo Science News, Daily Mail/NLĐO)