Trái cây "made in" Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
 

 Vườn nhãn nhà ông Phúc luôn sai quả. Ảnh: Quang Tấn
Vườn nhãn nhà ông Phúc luôn sai quả. Ảnh: Quang Tấn

Đến Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) hỏi ông Nguyễn Quang Phúc thì ai cũng biết, bởi vì ông là người duy nhất của làng đưa giống nhãn Hưng Yên vào trồng trên đất Đơ Chơ Gang. Ông Phúc quê Hưng Yên, do cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn nên năm 1996 ông cùng gia đình quyết định rời quê và chọn Gia Lai làm nơi lập nghiệp. Cuộc sống những năm đầu nơi vùng đất mới gặp không ít khó khăn, nhưng với đức tính cần cù chịu khó, sau nhiều lần thất bại trong việc đưa cây táo vào trồng, năm 2002 ông Phúc đã quyết định chọn cây nhãn lồng Hưng Yên của quê hương ông vào trồng tại Đê Chơ Gang. Ông Phúc cho biết: Mặc dù trồng nhãn ở đây gặp nhiều khó khăn hơn ở Hưng Yên, do khí hậu ẩm ướt nên nhiều sâu bệnh, côn trùng gây hại, đặc biệt là giai đoạn ra hoa kết trái, nhưng bù lại cây nhãn sinh trưởng tốt, cho quả sai và to, cơm dày hơn các loại nhãn khác trên thị trường nên rất được khách hàng gần xa ưa thích và biết đến trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây.

Hiện vườn nhãn chỉ với hơn 200 cây, nhưng cứ đến mùa thu hoạch thì vườn nhãn nhà ông Phúc lại nhộn nhịn thương lái tìm đến đặt hàng, thâm chí bao tiêu sản phẩm. Hàng năm bình quân vườn nhãn của ông cung ứng cho các thương lái ở trong tỉnh và cả những thương lái đến từ Kon Tum khoảng 12 đến 14 tấn, với giá bán tại vườn khoảng 40 ngàn đồng/kg. Mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư gia đình ông thu được gần 500 triệu đồng.

Không chọn cách làm như gia đình ông Phúc chỉ trồng độc canh một loại cây là nhãn lồng để phát triển kinh tế gia đình, ông Nguyễn Xuân Ri (làng Klă, xã Ia Kly, huyện Chư Prông) ngoài việc trồng 2,5 ha cà phê, ông đã chọn cây sầu riêng trồng xen trong vườn cà phê. Sau nhiều lần tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh Đông Nam bộ, tiếp nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, ông đã chọn giống cây sầu riêng Thái Lan hạt lép được mua từ trại giống ở TP. Hồ Chí Minh sinh trưởng khá phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây.

Nhờ nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc, cũng như chọn giống tốt nên vườn sầu riêng của gia đình ông Ri được khách hàng gần xa biết đến, bởi sầu riêng quả to, cơm dày, múi ít bị sượng… Trong hơn 600 gốc sầu riêng, có khoảng 300 gốc đã cho thu hoạch ổn định hàng năm, với sản lượng trung bình trên dưới 60 tấn/năm. Ông Ri chia sẻ: Lúc đầu việc tiêu thụ cũng gặp đôi chút khó khăn do chưa được nhiều người biết đến nhưng bây giờ cứ đến mùa thu hoạch thì thương lái trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Đak Lak, Bình Định… thường tìm đến tận vườn để thu mua với giá bán trung bình khoảng 20 ngàn đồng/kg. Hàng năm thu nhập từ cây sầu riêng mang lại cho gia ông hơn 1 tỷ đồng.

Trái cây “made in” Gia Lai đang dần tạo được thương hiệu riêng cho mình và ngày càng được khách hàng gần xa ưa chuộng. Không chỉ nhãn lồng hay sầu riêng khi du nhập vào Gia Lai cho hiệu quả kinh tế cao mà hiện trên địa bàn tỉnh nhiều loại cây ăn trái khác như thanh long, vải, cam đường... cũng đang dần khẳng định thương hiệu trái cây Gia Lai. Tuy nhiên, việc phát triển các loại cây ăn trái này hãy còn ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ nên sản lượng trái cây cung ứng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.