TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị điều kiện khôi phục du lịch an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lắng nghe và tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để chuẩn bị cho quá trình phục hồi du lịch an toàn là nội dung chính trong cuộc đối thoại giữa Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP diễn ra chiều 4/10. 

 
TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị các điều kiện để khôi phục du lịch an toàn (Ảnh: TCV)
TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị các điều kiện để khôi phục du lịch an toàn. Ảnh: TCV
Tại Hội nghị, Giám đốc Sở du lịch TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chỉ tiêu của ngành du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2021 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2021 lượt khách quốc tế mới đến TP Hồ Chí Minh là 0 lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 7.750.000 lượt khách, giảm 31% so với 9 tháng 2020 và giảm 52% so với 9 tháng năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch 9 tháng năm 2021 đạt 39.523 tỷ đồng giảm 31% so với 9 tháng 2020, giảm 62% so với 9 tháng năm 2019.
Theo diễn biến dịch, Sở Du lịch TP đã xác định từng bước phục hồi ngành du lịch theo hướng thích ứng an toàn với dịch Covid-19 và theo nguyên tắc: “An toàn tới đâu thì mở cửa tới đó và mở cửa thì phải an toàn”. Trong đó, chú trọng thị trường du lịch nội địa giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn đầu phục hồi; tập trung xây dựng nguồn nhân lực an toàn, điểm đến an toàn và dịch vụ du lịch an toàn; chủ động kết nối các địa phương để phát triển tuyến, điểm an toàn liên vùng.
Nêu ý kiến tại hội nghị, theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Khánh, ngành du lịch TP đã nỗ lực, quyết tâm triển khai những chương trình mới nhằm thu hút khách du lịch, tuy nhiên trong dịch bệnh khó khăn, nhiều chương trình chưa được thông qua.
Bà Nguyễn Thị Khánh nhấn mạnh vấn đề nhân lực cho du lịch TP: “Mặc dù chưa thống kê hết nhưng chúng ta nên rà soát lại thực trạng nhân lực của ngành du lịch, khi cạn nguồn nhân lực như hiện nay, phải tìm cách để thu hút lại nguồn nhân lực”.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, đối với các điểm đến đang tổ chức tour khép kín, cần phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với nhau để bảo đảm an toàn và đủ nguồn lực cho các điểm đến đó.
Về việc chuẩn bị cho khách quốc tế trong những năm tiếp theo, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Khánh đề nghị chọn lựa thị trường phù hợp để có sản phẩm phù hợp cho từng thị trường, nhằm tối ưu hiệu quả mà vẫn bảo đảm an toàn. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Khánh cũng đề nghị miễn vé tham quan những điểm tham quan của nhà nước cũng như miễn thuế VAT cho doanh nghiệp du lịch trong năm 2022.
Tổng giám đốc Vietravel Trần Đoàn Thế Duy đề xuất cần nhấn mạnh TP Hồ Chí Minh là điểm đến an toàn, căn cứ vào tỉ lệ tiêm vaccine để mạnh dạn mở rộng xây dựng các sản phẩm mới, nếu địa phương nào cho phép khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh thì cần đón khách ở đó và ngược lại.
Đại diện Vietravel cũng kiến nghị lãnh đạo thành phố làm việc với các địa phương và khu liên kết du lịch để thống nhất đưa ra bộ tiêu chí an toàn du lịch. Thành phố có thể chủ động đón khách Việt Nam hồi hương hoặc khách quốc tế đến Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất, đây là lượng khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ rất lớn.
Nêu ý kiến về lĩnh vực hàng không, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Vietjet Air) Đỗ Xuân Quang cho rằng: trong giai đoạn khôi phục sau dịch, các doanh nghiệp du lịch, hàng không cũng mong muốn nhận được các chính sách ưu đãi về thuế, phí dịch vụ, các khoản phí liên quan tới hoạt động dịch vụ du lịch...
Ông Quang lưu ý, những quy định về áp "giá sàn" trong lĩnh vực hàng không cũng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong các chương trình xúc tiến thương mại khi mở cửa lại, đặc biệt hơn nữa là gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận dịch vụ hàng không khi giá vé tăng, khó lòng thu hút người lao động, du khách đến với các địa phương như TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn bình thường mới.
Chia sẻ những khó khăn và ghi nhận những ý kiến của các doanh nghiệp du lịch, bà Phan Thị Thắng đề nghị Sở Du lịch tích cực quan tâm, nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch phục hồi du lịch theo hướng bảo đảm an toàn phòng chống dịch. Kế hoạch mở cửa cần ghi chi tiết, cụ thể để UBND TP Hồ Chí Minh nắm rõ và có hướng hỗ trợ. Những gì tốt, thuận tiện cho doanh nghiệp, TP Hồ Chí Minh đều sẵn sàng ủng hộ.
Bên cạnh đó, bà Phan Thị Thắng cũng giao Sở Du lịch thống kê số lượng trong ngành cần ưu tiên vaccine, chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực để kịp thời bổ sung, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp  du lịch có sản phẩm cụ thể.
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý việc hướng vào đối tượng khách TP Hồ Chí Minh với hơn 10 triệu dân đang rất muốn đi du lịch lại. Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cũng đồng tình với việc mở đường bay đón khách quốc tế. Riêng những khách quốc tế đến từ đường tàu biển, doanh nghiệp nên xây dựng phương án chi tiết để TP Hồ Chí Minh xem xét, hỗ trợ.
PV (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.