Tổng kết phong trào cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 17-6, Hội Cựu chiến binh TP. Pleiku đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” lần thứ 4, giai đoạn 2011-2016.
 

Ảnh: Đinh Yến
Ảnh: Đinh Yến

Trong 5 năm qua, các cấp hội đã cụ thể hóa bằng những việc thiết thực: “2 xóa, 3 giúp, 3 mô hình”. Đã tổ chức cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế từ các nguồn vốn như: vay ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội; các nguồn quỹ hội… với tổng vốn trên 27 tỷ đồng. Cùng đó, các cấp hội đã tổ chức gần 200 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, phát triển kinh tế cho cán bộ, hội viên. Qua đó, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, có 14 hộ cựu chiến binh thoát nghèo; hộ khá, giàu tăng từ 45% (năm 2011) lên 57,3% (năm 2015); xóa 31 nhà dột nát giúp cho 31 hội viên nghèo khó khăn về nhà ở. Trong phong trào giúp nhau làm kinh tế giỏi, toàn hội đã phát triển được nhiều mô hình kinh tế với hình thức, quy mô phong phú, đa dạng: số hộ hội viên khá và giàu, thu nhập bình quân từ 100 -200 triệu đồng/năm có 355 hộ/3.694 hộ, từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng có 1.260 hộ.
 


Trong thời gian tới, các cấp Hội Cựu chiến binh tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh, giúp các hội viên còn khó khăn. Nêu cao ý chí, nghị lực trong lao động sản xuất và đời sống xã hội; tăng cường hoạt động giao lưu, học hỏi các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, mô hình cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế... góp phần xây dựng Hội vững mạnh.
 


Dịp này, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 1 tập thể, 3 cá nhân và UBND TP.Pleiku tặng giấy khen cho 6 tập thể, 10 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, giai đoạn 2011-2016.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.