Tơ nhện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lâu lâu bà tôi lại bảo: “Hôm nào chủ nhật thì tranh thủ khua mạng nhện trong nhà, cháu nhé!”. Người đời vốn không ưa tơ nhện vì nhiều lẽ, nhưng chủ yếu là do nó thường gợi cảnh hoang tàn, bần hàn và quẩn quanh.
Thực lòng mà nói, chả ai thích thú gì khi trong nhà có nhện giăng tơ. Tơ nhện ở đâu cứ bám vào đầu, vào vai mỗi lần ra vào hoặc tìm đồ đạc. Vì thế, hình thù của những con nhện cũng trở nên gớm ghiếc, nhất là những con to đùng cứ ôm khư khư cái bọc trứng tròn trắng đục dưới bụng. Hồi nhỏ, xem bộ phim truyền hình Tây du ký tập 21 “Vào nhầm động bàn tơ”, tôi lại càng thấy loài nhện thật kinh sợ. Nhưng rồi, chẳng mấy chốc thời gian đã làm cậu bé năm xưa trong tôi dạn dày hơn. Tôi bắt nhện nghịch, đem cả nhện đi nướng hoặc bỏ vào cặp sách trêu bọn con gái. Nhưng nhện vẫn cứ là nhện với chức năng sinh tồn vốn có, và người đời vẫn cứ ghét chúng sinh sôi trong nhà như một lẽ thường tình. Đôi khi, tôi cũng thấy buồn cho loài nhện vì điều đó. Một kiếp bé mọn giữa vạn vật.
 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Cho đến tận một ngày, khi ngồi một mình ở công viên, vô tình bắt gặp con nhện lặng lẽ giăng tơ trong bóng chiều, bỗng nhiên tôi lại thấy chạnh lòng, thấy bâng khuâng vương vấn quá đỗi. Những sợi tơ từ gan ruột vắt vào không gian, những sợi tơ mắc tròn vào vòng quay của thời gian. Miệt mài như thể quên đi tất cả những đau đớn, khinh bạc để sống, để chờ đợi và hy vọng. Những lúc như thế, người ta thường hay nghĩ đến tơ duyên trong tình cảnh cô đơn lẻ bóng, thường đồng cảm với những thứ hiện hữu quanh mình. Cuộc sống đôi khi lại khiến ta khắc khoải với những gì ban đầu mình chẳng hề ưa thích. Thế rồi như một lẽ tự nhiên, lòng tôi vang vọng âm hưởng da diết của bài dân ca “Con nhện giăng mùng”. Tôi lững thững bước qua những cung đường mặc sương chiều dần buông, hình ảnh con nhện giăng tơ cứ vương theo lời thơ của bài hát: “Người về để nhện giăng mùng… Nhớ thương xếp để dạ này bao quên… Người về đến hẹn lại lên…”. Hóa ra, tình đời đôi khi cũng chỉ là sợi tơ mong manh.
Mong manh thế thôi nhưng tơ nhện lại rất dẻo dai trước gió sương. Mạng nhện có thể đùa vui dai dẳng với gió thường, tròng trành với mưa bão, đàn hồi với những loài côn trùng. Nếu muốn ngắm những hạt ngọc của vũ trụ, hãy dậy sớm nhìn mạng nhện ở các cành cây, ngọn cỏ. Qua một đêm trời đất giao hòa chan chứa, những hạt ngọc ấy được xâu chuỗi dày đặc trên từng sợi tơ của mạng nhện tạo nên độ “trong ngọc trắng ngà” hài hòa đăng đối. Có lần nhìn những gốc rạ trên cánh đồng đang chờ phơi ải, tôi cứ ngỡ mỗi mạng nhện đang dệt thành những đường kinh độ, vĩ độ của một tiểu hành tinh trong dải thiên hà vô cùng vô tận kia.
Hình như, chính cái mạng nhện ấy cũng đã gợi cảm hứng để Sir Tim Berners-Lee tạo lập các công nghệ cho Mạng lưới toàn cầu, viết tắt là WWW (World Wide Web) vào năm 1989. Và đến hôm nay, nó vẫn là một trình duyệt tập hợp các trang web được tìm thấy trên mạng máy tính kết nối Internet cực kỳ hiệu quả. Chúng ta chỉ cần nhập nội dung cần tìm kiếm, Google sẽ cho ra vô vàn các kết quả liên quan ở các trang khác nhau. Cuộc sống quả là phong phú, đa dạng và luôn dung chứa mọi sự bất ngờ. Đôi khi sự vĩ đại của loài người lại bắt đầu từ những điều bé nhỏ mà rất đỗi quen thuộc và bình dị, như tơ nhện giăng mắc giữa mênh mông…
VŨ VĂN CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.