Tiếc cho một từ “mớ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoài từ “mớ” trong “ngủ mớ” và “mớ” trong “mớ cá”, “mớ rau”, ta còn gặp một từ “mớ” khác trong những cụm như “một mớ”, “cả mớ”, “mớ bòng bong”… “Mớ” trong những cụm từ này có nghĩa là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992), từ “mớ” này có nghĩa: “Số lượng tương đối nhiều những vật, những thứ cùng loại, nhưng khác nhau nhiều và ở tình trạng lộn xộn, ngổn ngang, không theo một trật tự nào cả (hàm ý chê). Rối như mớ bòng bong. Một mớ giấy lộn. Chỉ biết một mớ lý luận suông” (tr.640).

Đây là nghĩa phái sinh được dùng hiện nay của từ “mớ”. Vậy, từ này có nghĩa gốc không? Câu trả lời là có. Nghĩa gốc của từ “mớ” ta có thể gặp trong bài thơ Năm mới chúc nhau nổi tiếng của Trần Tế Xương, ở câu “Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu/ Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu”. “Mớ” trong câu thơ này có nghĩa là “một trăm nghìn”. Nét nghĩa này được các cuốn từ điển ghi nhận. Chẳng hạn, Từ điển tiếng Việt (sđd) ở trang 640 giải thích “mớ” chính là “mười vạn”.

Từ nghĩa gốc “mười vạn”, từ “mớ” được hoán dụ để mang nghĩa phái sinh là “rất nhiều”. Hiện tượng này ta cũng gặp tương tự như ở các từ “trăm”, “nghìn”, “vạn”, “triệu”… Chẳng hạn, nói “trăm người như một”, ta sẽ không hiểu ở đây là có đúng một trăm người, mà sẽ hiểu đó là một cách nói/viết ước lệ rằng ở đây có rất nhiều người và họ đồng một lòng. Từ “mớ” trong “cả mớ”, “một mớ” cũng mang nghĩa ước lệ là “rất nhiều” như vậy.

Chỉ có điều là, nghĩa gốc “mười vạn” của từ “mớ” hiện nay không còn được dùng nữa. Từ “mớ” ngày xưa vốn có một vị trí chính thống để biểu thị ý nghĩa “mười vạn” nay bị đẩy xuống thành từ cũ (các từ điển tiếng Việt, từ điển từ cũ đều ghi nhận “mớ” với nghĩa “mười vạn” là từ cũ). Vị trí của nó bị cụm từ “một trăm nghìn” chiếm mất. Trong hệ thống số đếm theo bội số gấp 10 của 10, trước đây vốn có: mười, trăm, nghìn, vạn, mớ, triệu,… Nay, “mớ” bị thay thế bởi “một trăm nghìn”. Chẳng những vậy, nghĩa phái sinh “rất nhiều” của “mớ” hiện nay cũng thiên về sắc thái nôm na, “nhà quê” và thường mang hàm ý chê bai. “Mớ” chủ yếu được dùng trong ngôn ngữ nói. Trong ngôn ngữ viết, “mớ” với nghĩa này hầu như không còn được dùng nữa.

ThS. PHẠM TUẤN VŨ

Có thể bạn quan tâm

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra khi vừa sáp nhập tỉnh, thành, việc công bố điểm thi sẽ theo tỉnh, thành mới; Bộ GD-ĐT sẽ phân tích kết quả thi để đánh giá độ khó của đề thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi...là những điểm đặc biệt trong việc chấm thi và công bố kết quả thi.

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

(GLO)- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã khép lại nhưng cánh cửa tương lai của các sĩ tử vừa mới mở ra. Đề thi năm nay được đánh giá có độ phân hóa rõ rệt khiến nhiều em lo ngại điểm số không như kỳ vọng. Trước tình hình đó, nhiều học sinh bắt đầu trăn trở trước ngã rẽ: chọn đại học hay học nghề?

Trường ĐH Quy Nhơn, Tập đoàn GEO và Công ty TNHH O-Door Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ. Ảnh: Hồ Điểm

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo hiện đại

(GLO)- Ngày 14-7, tại Trường Đại học Quy Nhơn đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-Door Việt Nam về việc xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tuyển 300 chỉ tiêu hệ chính quy năm học 2025-2026

Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tuyển 300 chỉ tiêu hệ chính quy năm học 2025-2026

(GLO)- Năm học 2025-2026, Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai sẽ tuyển sinh 300 chỉ tiêu cho 4 mã ngành. Đây là năm đầu tiên Phân hiệu thực hiện tuyển sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và góp phần nâng cao chất lượng đầu vào ở khu vực Tây Nguyên.

null