Thương trò, bám bản dạy chữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau thời gian gắn bó với bà con dân tộc Tà Rẻ, chứng kiến cảnh “đói chữ” của học trò ở đây, các thầy cô giáo đã tình nguyện ở lại.

Họ là những thầy cô giáo Trường tiểu học xã Xốp, huyện Đăk Glei, Kon Tum. Cô giáo Đinh Thị Hường cùng chồng là thầy Lê Xuân Vĩnh (đều 29 tuổi) kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu dạy chữ ở đây.

 

Cô giáo Đinh Thị Hường trong một buổi lên lớp.
Cô giáo Đinh Thị Hường trong một buổi lên lớp.

Năm 2009, tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Hải Dương, Hường rời quê hương Hà Tĩnh vào nhận công tác tại huyện Đăk Glei. Ngày ấy, huyện vùng sâu của tỉnh Kon Tum vừa bị ảnh hưởng nặng nề của cơn lũ lịch sử. Đường sá hỏng nặng do mưa bão. Từ trung tâm huyện vào đến trường, các cô giáo trẻ phải lội qua nhiều con suối, băng qua những rẫy sắn, ruộng bắp của bà con. Là địa phương có 99% người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Tà Rẻ), việc học tập của các cháu chưa được bà con chú trọng, tỷ lệ học sinh đến trường có thời điểm chưa đầy 70%. Để duy trì sĩ số, ngoài giờ lên lớp, Hường cùng đội ngũ giáo viên trong trường phối hợp với già làng, trưởng thôn đến từng nhà vận động gia đình cho các cháu đến trường.

Cũng giống như Hường, Võ Thị Kiểu (28 tuổi), giáo viên chủ nhiệm lớp 2B, đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình nơi rừng sâu này. Kiểu chia sẻ: “Năm 2010, tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Nghệ An, mình đến đây nhận công tác. Ngày ấy, nhìn cuộc sống nơi rừng núi âm u, hoang vắng, dân cư thưa thớt trên các sườn đồi, mọi người đều rất buồn...”.

Hường và Kiểu là hai trong số các thầy cô giáo gắn bó với mảnh đất này để thực hiện nhiệm vụ trồng người. Ngoài giờ lên lớp, họ giúp đỡ học sinh của mình mọi thứ. Học sinh thiếu cuốn sách, cây bút, cái cặp, thậm chí đôi dép, bộ quần áo... các thầy cô cố gắng tìm mọi cách để lo cho các em. Mỗi lần ra huyện, đến nhà bạn bè, các cô đều quyên góp sách vở, quần áo cũ mang về cho học sinh.

Cũng bởi thương trò, nhiều cô giáo đã xây dựng gia đình tại xã Xốp, xem đây là quê hương thứ hai của mình. Theo thầy Ngô Hữu Quốc, toàn trường hiện có 5 cô giáo lập gia đình ở lại đây dạy học. Ngoài vợ chồng cô Hường - thầy Vĩnh, còn có các cặp vợ chồng gồm cô Hoàng Thị Nguyên - thầy Hoàng Văn Phụng, cô Võ Thị Kiểu - anh Phạm Văn Thắng (công nhân), cô Đinh Thị Tâm - anh Nguyễn Văn Tình (cán bộ xã Xốp), cô Võ Thị Mơ - anh Trần Văn Tiềm (thợ sửa chữa xe máy).

Gia Hương/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.

Học kỹ năng sống

Học kỹ năng sống

(GLO)- Hồi ở rừng, chúng tôi được các bậc đàn anh, đàn chị hướng dẫn cho cách nhận biết các loài cây hoa lá có độc tố nguy hiểm để tránh nhầm lẫn với các loại rau củ quả có thể dùng được khi cần thiết. Tuy vậy, vẫn có người bị ngộ độc vì ăn phải loài rau độc, có lẽ là do thiếu kỹ năng sống.