Thứ trái đặc sản này đang chín vàng, chín đỏ ở Lâm Đồng, vườn nào cũng xôn xao kẻ ra người vào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày này, rảo quanh khắp nhà vườn ở TP Đà Lạt và các huyện phụ cận (Lâm Đồng), đi đâu cũng bắt gặp cảnh rộn ràng người mua, bán hồng ăn trái khi loại trái cây này vào mùa cao điểm thu hoạch.
Mùa hồng giòn ở Đà Lạt và các vùng phụ cận thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 8 đến hết tháng 11. Được du nhập lên cao nguyên Lâm Viên từ nhiều thập niên trước, hồng ăn trái ban đầu được trồng nhiều ở Đà Lạt do phù hợp với điều kiện khí hậu, độ cao nên được coi là trái cây đặc sản của xứ sương mù.
Hiện nay, diện tích cây hồng ăn trái được phân bố nhiều ở các phường 3, 5, 7 và các xã vùng ven như Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung của TP Đà Lạt. Trong khi đó, tại các huyện phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương, hiện cũng duy trì diện tích lớn trồng các loại hồng ăn trái.

Người dân thu hái hồng vào chính vụ ở TP Đà Lạt và các huyện lân cận. Năm nay, năng suất hồng ở Lâm Đồng chỉ bằng khoảng 60-70% so với cùng kỳ năm 2021 do ảnh hưởng của thời tiết, trái rụng đầu mùa khá nhiều.
Người dân thu hái hồng vào chính vụ ở TP Đà Lạt và các huyện lân cận. Năm nay, năng suất hồng ở Lâm Đồng chỉ bằng khoảng 60-70% so với cùng kỳ năm 2021 do ảnh hưởng của thời tiết, trái rụng đầu mùa khá nhiều.
Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), ông Đặng Trung nhận định, dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng cây hồng vẫn luôn là loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. 
Đây cũng là loại cây ăn trái được coi là đặc sản, đặc trưng mỗi khi nhắc về thị trấn D’ran. Với 1.000 ha hồng cùng hàng chục loại khác nhau, đồng thời những năm qua, loại trái cây này giữ được giá thành cao, ổn định nên dần trở thành cây trồng chủ lực của bà con nông dân phố núi.
Còn tại xã Xuân Trường (Đà Lạt), ông Nguyễn Trọng Bình - Phó Chủ tịch UBND xã cho hay, địa bàn xã có khoảng 300 ha hồng, được người dân trồng xen, chủ yếu với cây cà phê. 
Ngoài thu hoạch trái hồng tươi để làm hồng ủ hơi theo truyền thống, nhiều cơ sở, hợp tác xã ở đây đã hình thành, chuyên làm thành hồng sấy hay hồng treo gió công nghệ Nhật Bản, được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hồng Đà Lạt để có thể cung cấp cho khách hàng ở nhiều nơi cả trong và ngoài nước.
Hiện, người nông dân đang nhộn nhịp thu hái hồng, còn các nhà vườn làm du lịch ven Quốc lộ 27; 27C,... lại để vườn hồng chín rộ, phủ lên một màu vàng tươi để làm nơi cho du khách tham quan và trải nghiệm, lưu lại cho mình khoảnh khắc đáng nhớ “có một, không hai” khi đến Cầu Đất, D’ran,...
Theo Hoàng Sa-C.Thành (Báo Lâm Đồng)
 

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.