"Thủ phạm" gây nhiễm độc gan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiễm độc gan phần lớn do cơ thể tiếp xúc quá nhiều với những chất độc hại, gan sẽ không kịp đào thải, ngăn chặn dẫn đến nhiễm bệnh.

Nguyên nhân nào gây nhiễm độc gan?
Nguyên nhân nào gây nhiễm độc gan?
Gan là cơ quan có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, góp phần ổn định sức khỏe con người. Trong đó, công dụng đáng chú ý là khả năng loại độc tố trong máu đồng thời loại bỏ những tế bào hồng cầu đã cũ.
Ngoài ra, gan cũng giúp tham gia vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và cân bằng các chất trong cơ thể, đó là protein, chất béo và đường.
Tuy nhiên, khả năng giải độc của gan chỉ ở mức giới hạn, nếu cơ thể chúng ta tiếp xúc quá nhiều với những chất độc hại, gan sẽ không thể kịp đào thải, ngăn chặn. Những chất độc khi đó sẽ tích tụ lại trong cơ thể, bắt đầu từ gan và chuyển sang các bộ phận khác. Khi bị nhiễm độc gan, chúng ta cần phải giải độc gan để cân bằng hoạt động cho cơ thể.
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây nhiễm độc gan:
Uống nhiều rượu bia: Ban đầu khi mặc tình trạng này, các triệu chứng bệnh sẽ không rõ ràng. Trong giai đoạn sau của bệnh này, các triệu chứng như lơ mơ, lú lẫn và nôn ra máu... Là các dấu hiệu chắc chắn là bạn đang bị ARLD (Alcohol Related Liver Disease - Bệnh gan liên quan đến rượu). Với những người thường xuyên uống rượu, cần phải kiểm tra sức khoẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu gan có tổn thương.
Tác dụng phụ của thuốc: Nhiễm độc gan do thuốc (Drug-induced liver injury - viết tắt là DILI) mặc dù không phổ biến nhưng có nguy cơ gây tử vong. Các nhóm thuốc gây ra DILI phổ biến là kháng sinh và thuốc chống động kinh (trên 60%).
Nhiễm virus viêm gan: Bệnh gan do virus có 3 loại quan trọng nhất là viêm gan A, B và C.
Viêm gan A mắc phải khi ăn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm virus này.
Viêm gan B thường lây nhiễm qua tiếp xúc tình dục với người bị bệnh, hoặc do dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng.
Viêm gan C thường bị lây nhiễm do việc tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh.
Ngoài các nguyên nhân trên, chúng ta còn có nguy cơ nhiễm độc gan do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nồng độ chất béo trong máu cao...
BẢO BÌNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.