Thích ứng tiêu chuẩn mới, tối ưu hóa lợi ích từ EVFTA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau gần 5 năm thực thi, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư và thúc đẩy cải cách thể chế. Trước khi có EVFTA, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt khoảng gần 49 tỷ USD, đến nay đã tăng lên gần 70 tỷ USD, là sự tăng trưởng rất lớn.

Đóng gói gạo xuất khẩu ở Công ty TNHH Chơn Chính (Đồng Tháp). Ảnh: TRẦN QUỐC

Đóng gói gạo xuất khẩu ở Công ty TNHH Chơn Chính (Đồng Tháp). Ảnh: TRẦN QUỐC

EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 và đối tác đầu tư lớn thứ 5 của Việt Nam với tổng vốn đầu tư lũy kế đạt hơn 30 tỷ USD. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang biến động phức tạp, việc đánh giá hiệu quả thực thi EVFTA là cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa lợi ích từ hiệp định cũng như đề ra định hướng tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và EU trong giai đoạn tiếp theo.

Khắc phục hạn chế

Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng từ 24,3 tỷ USD năm 2014 lên 51,8 tỷ USD vào năm 2024 (tăng trưởng bình quân 9%/năm). Nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, dẫn đến mức thặng dư thương mại năm 2024 đạt 35,2 tỷ USD, là mức cao nhất trong các FTA Việt Nam tham gia. Nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản và sản phẩm công nghệ cao đều có mức tăng trưởng đáng kể nhờ ưu đãi thuế quan từ EVFTA.

Ông Nguyễn Anh Dương, thành viên Ban soạn thảo báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện EVFTA, dư địa xuất khẩu sang EU còn rất lớn nếu doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt hơn ưu đãi thuế quan. Tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan theo EVFTA đã tăng từ 14,8% năm 2020 lên 35,2% năm 2023, vẫn thấp hơn tỷ lệ của một số hiệp định khác Việt Nam tham gia.

EVFTA còn góp phần thu hút dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo và dịch vụ tài chính. Hà Lan, Pháp, Đức, Luxembourg và Đan Mạch là những quốc gia đầu tư lớn nhất từ EU vào Việt Nam.

Các lĩnh vực thương mại, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững đã có nhiều điều chỉnh quan trọng về thể chế và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. EVFTA cũng thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng số hóa vào sản xuất và kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thương mại điện tử, thanh toán số hay logistics thông minh đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU hiệu quả hơn.

Các tiêu chuẩn bền vững từ EVFTA là sức ép giúp Việt Nam chú trọng đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo, sản xuất xanh và giảm phát thải carbon thời gian qua. Ngoài ra, EVFTA có các điều khoản ràng buộc về phát triển bền vững, khuyến khích Việt Nam nâng cao các chính sách về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Để tối ưu hóa lợi ích từ EVFTA và đáp ứng các xu hướng thương mại xanh của EU, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình sản xuất bền vững, đồng thời nâng cao năng lực giám sát và thực thi các cam kết về lao động, môi trường.

Chủ động thích ứng các tiêu chuẩn mới

Thời gian gần đây, EU ban hành hàng loạt điều chỉnh, quy định mới như Hệ thống kiểm soát hàng hóa nhập khẩu (ICS2), Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) hay Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP),… tác động không nhỏ tới xuất khẩu của Việt Nam.

Đơn cử, thông qua CEAP, EU hướng tới tăng cường chuẩn hóa, luật hóa các quy định, tiêu chuẩn, chú trọng phát triển kinh tế tuần hoàn, một mặt sẽ thúc đẩy hiện thực hóa các mục tiêu của thỏa thuận xanh, thiết lập quy chuẩn thương mại xanh mới, lan tỏa trách nhiệm chung chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần chuyển đổi chuỗi cung ứng xanh, bền vững không chỉ tại EU mà trên toàn cầu. Nhưng mặt khác, các quy định này sẽ tạo ra hàng rào kỹ thuật cao hơn đối với việc tiếp cận thị trường, đồng thời tạo thêm gánh nặng về hành chính, chi phí cho nhà sản xuất và hệ thống cung ứng.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trịnh Thị Thu Hiền chia sẻ: EU ngày càng mở rộng thêm quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn đối với ngành dệt may sẽ tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp về sản xuất bền vững, giảm phát thải, kinh tế tuần hoàn, trách nhiệm xã hội, môi trường,...

CEAP còn có quy định chi tiết đối với nhiều lĩnh vực, nhóm ngành nghề khác như nhựa, chế biến thực phẩm, nông nghiệp, pin, thiết bị giao thông, công nghiệp điện tử,… Doanh nghiệp phải đầu tư nâng cấp công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Không những vậy, doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ đến từ quốc gia khác đã và đang tích cực chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu của CEAP.

Theo các chuyên gia, những yêu cầu về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế không thể đảo ngược, bắt buộc phải tuân thủ để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Nguyễn Anh Dương kiến nghị cần xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn về phát triển bền vững của EU; xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh. Việt Nam cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết EVFTA. Cách tiếp cận cần hướng tới tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và EU trong cải cách các quy định phù hợp với các xu hướng mới về công nghệ và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao năng lực tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA; chuyển đổi mô hình sản xuất, đầu tư công nghệ để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn và kỹ thuật ngày càng khắt khe của EU; đồng thời, hoàn thiện hệ thống chứng nhận, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm cũng như nâng cao năng lực phòng vệ thương mại và cảnh báo sớm...

(Theo NGUYỆT BẮC/NDO)

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null