Tết xưa - nay ở Cố đô Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của người Huế. Tuy nhiên, từng là kinh đô cuối cùng ở Việt Nam nên Huế vẫn còn giữ được nhiều nét riêng thú vị trong việc đón và ăn Tết.

Một góc phiên chợ quê đầu năm xưa tại cố đô Huế. Ảnh: Bùi Oanh
Một góc phiên chợ quê đầu năm xưa tại cố đô Huế. Ảnh: Bùi Oanh

Ngày cần kề cuối năm Nhâm Thìn, sương mù phủ kín kinh thành Huế mờ mờ, ảo ảo. Một bầu không khí thật đẹp, tràn đầy sắc xuân thôi thúc tôi đi thăm một số nhà nghiên cứu để tìm hiểu phong tục đón Tết xưa nay ở cố đô Huế và những địa điểm du xuân thưởng ngoạn.

Nói về phong tục ngày xuân ở đất Kinh sư Thừa Thiên, sách Đại nam nhất thống chí do quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn đã hết lời ca ngợi rằng: “Đất Kinh sư là chỗ giáo hoá thiên hạnh đầu tiên. Phong khí càng ngày càng mở mang, từ chỗ chất phác đổi qua văn minh, do sự phồn tụ hoá ra thân mật. Nhân dân đông đúc, tập tục thuần lương... Tết Nguyên đán, con gái con trai đều ăn mặc tử tế, trước hết đến yết nhà thờ, sau kỵ gia trưởng, trong ba ngày thân bằng qua lại báo khánh cùng nhau. Mỗi làng đều có nơi đình tế theo xuân thu”.

Trong đó, cúng Giao thừa là một lễ không thể thiếu. Quan niệm người xưa, có sinh thì có diệt, có trước phải có sau. Lẽ trời đất có bắt đầu thì cũng có lúc chấm dứt. Một năm cũng vậy, hết xuân đến hạ, đến thu, đến đông và lại trở về xuân, cứ như thế mà tuần hoàn chu lưu trong trời đất, sinh sinh hoá hoá vô cùng theo cái vòng tròn mà tạo hoá đã vạch sẵn. Vậy nên, một ngày, một tháng, một năm đều có một khoảng thời gian chuyển tiếp gọi là giao thừa.

Giao thừa có thể hiểu là thời khắc giữa cũ và mới để ghi nhớ cái khoảnh khắc này, người dân Huế không bao giờ quên lễ cúng Giao thừa trước khi bước qua năm mới. Lễ vật cúng toàn là đồ khô gồm hương hoa, trầu rượu, vàng bạc, bánh mứt, xôi chè... Cúng Giao thừa coi như năm cũ hết, năm mới bắt đầu. Từ giờ phút ấy chính thức mới gọi là Tết và mọi cái đều được nhìn dưới ánh mắt xuân sang.

Tết xưa nay ở cố đô Huế? Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan cho rằng: Mặc dù bị yếu tố “ăn Tết” ngày một xâm lấn, nhưng Huế nay vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa trong việc “lễ Tết”-yếu tố quan trọng nhất của Tết xưa. Tết Huế “kỹ tính” nhất là “cúng vái”. Trước Tết có cúng ông Táo, cúng tổ nghề, cúng tất niên, cúng rước ông bà về ăn Tết, cúng hành khiển (thần coi sóc trong năm), cúng Giao thừa và trồng cây nêu.

Ở Huế không có tục hái lộc đầu năm nên người Huế ngày xưa thường không ra khỏi nhà sau khi Giao thừa. Điều này ít nhiều có liên quan đến tục xông đất (người Huế gọi là đạp đất). Không ai muốn về nhà sau Giao thừa bởi họ kiêng, họ không muốn mình là người đạp đất nhà mình. Người Huế mong người đạp đất nhà mình phải là người vía nhẹ, vui tính, thành đạt... để tài lộc, may mắn sẽ theo họ đến với gia đình suốt cả năm sau đó. Từ mồng Ba trở đi, ngày nào tốt phải cúng đưa ông bà về lại cõi trên. Tiếp theo là cúng đầu năm, cúng rằm Nguyên tiêu, cúng làng, cúng xóm, cúng họ, cúng phái...
 

1
Lễ hội đu tiên tổ chức vào dịp đầu xuân tại cố đô Huế. Ảnh: Bùi Oanh

Trong tất cả những sinh hoạt Tết ở Huế xưa và nay, tôi thấy ấn tượng nhất là việc họp chợ Gia Lạc ở thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Điều đặc biệt là chợ này họp trên một khu đất bình thường, mỗi năm chỉ họp đúng ba ngày Tết. Ngoài hàng ăn, thức uống, hàng hóa, bài chòi, bài thai ghế, Gia Lạc còn những ưu điểm về thuần phong, mỹ tục mà ít chợ nào có được. Người ta đến với chợ không phải vì nhu cầu mua bán, mà vì thói quen, vì một tập tục đẹp đã có từ lâu đời. Họ lấy vui, lấy việc cầu may làm chính nên ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, sang trọng, đặc biệt là việc đi lại, nói năng trao đổi với nhau đều ý tứ, lịch thiệp. Họ không tranh luận, không to tiếng như các phiên chợ trong năm. Nói không quá, ở Gia Lạc, trong ba ngày Tết, người ta đã có một sự “thi đua” lễ độ với nhau. Đó là tinh thần mong muốn sự hoà đồng, tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội mỗi khi Tết đến như ước nguyện của người sáng lập chợ Gia Lạc-Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con thứ tư của Gia Long, lập chợ Gia Lạc từ thời Minh Mạng (1820-1840).

Ở chợ Gia Lạc ai có thứ gì muốn bán cứ đem ra chợ bán, ai thấy thiếu thì mua. Trong đó, nổi tiếng nhất là món cau trầu ở chợ Gia Lạc là loại trầu hương thơm ngon, lá lục, bán cao giá hơn các loại trầu khác. Đấy là trầu chợ Dinh, đi liền với cau Nam Phổ, hai món hàng quý phái và đắt giá đến nỗi, các bà đi chợ thời trước phải than: “Cau Nam Phổ mỗi trái mỗi giác/Trầu chợ Dinh mỗi lá mỗi tiền”. Đặc biệt, tham dự chợ Gia Lạc, các bà, các chị ăn mặc thật chải chuốt, chỉnh tề để đi chợ. Y phục cổ truyền, áo mớ năm, mớ ba. Các cụ già mặc áo rộng xanh, bịt khăn nhiễu tam giang. Những năm về sau, mặc dù ảnh hưởng của âu phục lan tràn, nhưng chiếc áo dài tha thướt và cái nón lá thon nhẹ vẫn không bao giờ rời người phụ nữ Huế, khi mua cũng như khi bán hàng ở chợ Gia Lạc.

Cùng với hương xưa làng cổ ở chợ quê Gia Lạc, về cố đô Huế những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, du khách và cả con dân nước Việt sẽ có cơ hội thưởng ngoạn và đắm mình cùng “Hồn quê đất Việt” thấp thoáng trong các lễ hội ngày Tết như: Lễ hội Đền Huyền Trân, Tết Nguyên tiêu, Lễ hội đu tiên; Lễ hội cầu ngư, vật làng Sinh và làng Thủ Lệ…

Bùi Oanh

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.