Tân sinh viên ngành toán ĐH Harvard: 'Thần tượng của em là GS Ngô Bảo Châu'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lê Vũ Minh Trí (học sinh lớp 12 toán 1, Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam) trúng tuyển vào ĐH Harvard (Mỹ).

Ngoài niềm đam mê với toán học, coi GS Ngô Bảo Châu là thần tượng, Trí còn có niềm đam mê với môn phái võ thuật Nam Hồng Sơn và mong muốn sẽ chia sẻ những điều hay của Nam Hồng Sơn cho các bạn cùng ĐH Harvard.

Lê Vũ Minh Trí trả lời phỏng vấn của phóng viên ngay trên sân tập võ trong khuôn viên đền Quán Thánh (Q.Ba Đình, Hà Nội) trong thời gian chuẩn bị sang Mỹ học tập.

Lê Vũ Minh Trí có niềm đam mê với môn phái võ thuật Nam Hồng Sơn

Lê Vũ Minh Trí có niềm đam mê với môn phái võ thuật Nam Hồng Sơn

Nhớ về Việt Nam với không khí đường phố tấp nập, quán xá vỉa hè

Khi sang Mỹ, Trí hình dung nỗi nhớ nhà ra sao và sẽ khỏa lấp nỗi nhớ đấy thế nào?

Lê Vũ Minh Trí: Còn chừng 1 tháng nữa, em sẽ nhập học ĐH Harvard (Mỹ). Hiện em chưa ở bên đấy, nhưng em nghĩ có thể em sẽ nhớ về những nét văn hóa kiểu như không khí đường phố tấp nập, rồi quán xá vỉa hè, rồi bạn bè ngồi trà đá với nhau, nhớ về giao thông đô thị đông đúc, đường phố như Việt Nam.

Em tìm hiểu về trường và khuôn viên của ĐH Harvard, thấy những tiện ích sinh hoạt đều có đủ. Nhưng mà tại sao cứ phải ở lỳ trong trường khi mà ở cùng thành phố đấy có một ngôi trường khác về khoa học tự nhiên cũng rất danh giá là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)? Em sang đấy sẽ tìm kiếm, gặp gỡ những người quen, những người Việt và gốc Việt là thầy, là bạn. Có gì ngồi cùng chuyện trò hoặc đi chơi cùng nhau chắc là thoải mái.

Em đi học xa, nên sẽ nhớ mẹ. Mẹ em làm nghề trang trí bánh. Mẹ em là một trong những người Việt Nam đầu tiên từng được giải thưởng uy tín danh giá nhất về bánh của quốc tế, nôm na là "Oscar về bánh", giải thưởng "Cake Master Awards 2017". Năm đó, mẹ em được mời sang Birmingham (Anh) nhận giải. Năm sau, thì mẹ đưa em sang cùng, khi mẹ em trao giải cho người kế vị. Năm đấy, em học học kỳ 2 lớp 8, tầm 14 tuổi. Lần đầu ra nước ngoài nên cảm giác là lạ. Lần này đi học ở nước ngoài, em sẽ nhớ con người cùng những kỷ niệm quê hương.

Thần tượng của em là ai?

Em sẽ theo đuổi chuyên ngành toán học, nên đương nhiên thần tượng của em là GS Ngô Bảo Châu - người suốt cả sự nghiệp bản thân làm toán và nghiên cứu toán. Bác Châu còn có công tham gia giúp toán học Việt Nam phát triển. Em sẽ học hỏi và cố gắng làm theo bác ấy.

Trí yêu thích và đam mê toán, thần tượng là GS Ngô Bảo Châu. Ảnh NVCC

Trí yêu thích và đam mê toán, thần tượng là GS Ngô Bảo Châu. Ảnh NVCC

Sẽ để cho đam mê này dẫn dắt mình đi

Em sang Mỹ học, thế khi tốt nghiệp ra trường, em sẽ về Việt Nam làm việc và nghiên cứu không?

Em sẽ theo học chuyên ngành toán. Câu hỏi của anh liên quan đến hướng đi của mỗi người, đến sự phát triển tại Việt Nam của ngành mà mình học đến đâu, cơ hội để nghiên cứu và làm việc sẽ thế nào. Nếu ngành học phát triển, em có cơ hội nghiên cứu toán và cuộc sống ổn định thì em sẽ quay lại Việt Nam làm việc. Hoặc em nghiên cứu ở bên Mỹ nhưng sẽ thường xuyên quay về hợp tác làm việc với bên Việt Nam để cùng nhau phát triển ngành toán của nước nhà, giống như GS Ngô Bảo Châu. Bác Châu là người tham gia lập nên Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM), tạo môi trường làm việc tương đương với một số nước phát triển về toán, làm cho toán học Việt Nam phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào việc phát triển đất nước và nâng cao vị thế của toán học Việt Nam. GS Châu cũng có về Việt Nam giảng dạy, cũng là người đã viết những bài đầu tiên trên tạp chí Pi của Hội Toán học Việt Nam, để lan tỏa tình yêu toán học tới đại chúng.

Em sẽ theo ngành toán suốt đời như thần tượng của em - GS Ngô Bảo Châu?

Bản thân em là một người yêu thích và đam mê toán, nhưng hiện tại em hiểu em đang biết chưa đủ nhiều về toán nên đây sẽ còn là một hành trình dài đầy khó khăn. Có rất nhiều con đường cho em lựa chọn khi bắt đầu bước chân vào con đường này như nghiên cứu về toán thuần túy hoặc là theo toán ứng dụng... Em nghĩ thật khó để biết trước được, nên em nghĩ rằng mình sẽ để cho đam mê này dẫn dắt mình đi, bởi vì đây là cuộc sống và không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra.

Em vẫn sẽ theo toán, nhưng biết đâu nếu có một ngã rẽ nào khác đến với bản thân trong tương lai, chẳng hạn như về AI (trí tuệ nhân tạo) đó cũng là một lĩnh vực mà hiện tại em cũng rất quan tâm. Việc đi theo con đường nghiên cứu toán học cũng sẽ giúp em mở ra nhiều con đường, nhiều cơ hội khác nhau trong tương lai.

Sự tương quan giữa toán học và võ thuật

Là "dân" chuyên toán, em có học "lệch", nghĩa là chỉ chú trọng vào các môn chính không?

Em thấy kiến thức môn nào cũng hay cả, chẳng qua trên trường, cả thầy và trò phải chạy đủ chương trình và xong vấn đề điểm số. Kiến thức nào liên quan đến mình thì còn hay nữa. Chẳng hạn như bạn em đi du lịch khắp Việt Nam, tận mắt thấy cảnh quan các tỉnh, bạn bảo học địa giờ dễ hẳn; một bạn khác tự mày mò học về AI mới thấy môn thống kê hay. Em đang thấy văn là hay và cần thiết, ví dụ như để trả lời báo chí sao cho gãy gọn đây (cười).

Trí mong muốn lan tỏa bộ môn võ thuật Nam Hồng Sơn đến với ĐH Harvard. Ảnh NGUYỄN QUỐC- TRẦN BÌNH

Trí mong muốn lan tỏa bộ môn võ thuật Nam Hồng Sơn đến với ĐH Harvard. Ảnh NGUYỄN QUỐC- TRẦN BÌNH

Em bắt đầu tập và học võ như thế nào?

Em bắt đầu học võ từ khoảng tháng 4. 2023. Suốt từ THCS lên THPT, bố mẹ em cũng cho đi chơi tennis, bơi, đạp xe... Qua những buổi rèn luyện như thế, em thấy bản thân không được dẻo dai lắm. Đến năm ngoái, bố em cho đi học thêm võ (môn phái Nam Hồng Sơn), em luyện tập võ cổ truyền Việt Nam như là duyên từ đó đến nay.

Lúc đầu mục đích đi tập là để có thêm sức khỏe, nhưng càng tập em càng cảm thấy hay và hứng thú. Việc luyện võ đối với em không còn là công việc nặng nề mà trở thành thú vui - Đó là khi em nhận thấy những động tác, chiêu thức trong các bài quyền có tính biến hóa cao mà các tiền nhân đã ẩn dụ thành tên gọi tương đồng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt như tay hổ, tay hạc. Đó là khẩu quyết dẫn chiêu thức, khiến cho em thấy được những động tác quyền gắn liền với thiên nhiên, thể hiện tính văn hóa, thi vị trong từng động tác bài quyền mỗi khi em thị phạm.

Em sẽ cố gắng lan tỏa bộ môn võ thuật mình đang học đến với Harvard, ngôi trường mà em chuẩn bị nhập học vào tháng 8 tới đây. Em sẽ cố gắng chia sẻ những cái hay nhất của người Á Đông, môn sinh môn phái võ Nam Hồng Sơn.

Giữa toán học và võ thuật, em thấy có những gì tương đồng?

Vẻ đẹp của võ thuật đã nhiều người nói rồi, thậm chí thầy dạy võ của em cũng thường nói về tinh hoa của võ phái Nam Hồng Sơn. Em nghĩ khi em cùng thích cái A và cái B, thì A và B không nhất thiết phải tương đồng sâu sắc gì cả. Điều này không mâu thuẫn. Nhưng em thấy cả hai môn toán học và võ thuật giống nhau ở điểm là không phải "ngày một ngày hai" thì mình ép bản thân tiến bộ được, cả hai môn đều cần rèn luyện từ từ.

Khi du học, Trí cho biết sẽ nhớ về những nét văn hóa Việt Nam như không khí đường phố tấp nập, quán xá vỉa hè, bạn bè ngồi trà đá với nhau... Ảnh NGUYỄN QUỐC- TRẦN BÌNH

Khi du học, Trí cho biết sẽ nhớ về những nét văn hóa Việt Nam như không khí đường phố tấp nập, quán xá vỉa hè, bạn bè ngồi trà đá với nhau... Ảnh NGUYỄN QUỐC- TRẦN BÌNH

GS Ngô Bảo Châu: 'Tu dưỡng bản thân mình để không làm các bạn ấy thất vọng'

Chúng tôi chuyển phần trả lời "Em coi GS Ngô Bảo Châu là thần tượng" của Lê Vũ Minh Trí cho GS Ngô Bảo Châu đọc. Chúng tôi hỏi: "GS cảm xúc và suy nghĩ gì khi có một số người trẻ coi GS là thần tượng?". GS Ngô Bảo Châu đáp: "Tôi thấy vui vì những gì mình làm đã tạo nên sự khích lệ và cảm hứng tốt đẹp cho một số bạn trẻ. Nhưng cũng có phần lo là sẽ phải luôn chú ý tu dưỡng bản thân mình để không làm các bạn ấy thất vọng."

Là một người ham học hỏi

"Khi theo học Nam Hồng Sơn, Trí rất quyết tâm, tiếp thu và thích nghi với môn võ cổ truyền này rất nhanh. Những buổi tập, em thường đến sớm và cuối buổi nán lại hỏi các thầy về những kiến thức, lịch sử nguồn gốc văn hóa của môn phái và thường hỏi rất sâu khiến các thầy trong võ đường đánh giá đây là một người ham học hỏi. Với những môn sinh như vậy, chúng tôi luôn cảm thấy rất yêu quý và muốn truyền đạt nhiều hơn nữa những kinh nghiệm của mình. Trò sắp đi học xa, mong em học tập tốt và có thể chia sẻ những điều hay, độc đáo của môn phái Nam Hồng Sơn cho bạn bè. Tôi sẽ nhớ về em, một người yêu võ cổ truyền dân tộc".

Võ sư Đặng Xuân Giao (chủ nhiệm võ đường Giao Long)

Có thể bạn quan tâm

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Trong nhiều năm thực hiện chương trình Tư vấn mùa thi, không ít lần chúng tôi nhận được mong muốn từ chuyên gia các trường ĐH rằng nếu như học sinh được tư vấn ngành nghề sớm hơn, không phải đến năm lớp 12, thì sẽ giảm thiểu việc chọn không đúng ngành gây lãng phí cho cả gia đình, xã hội.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...