Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.
Công an đang phong tỏa trụ sở Tân Hiệp Phát. Ảnh: Đình Trọng

Công an đang phong tỏa trụ sở Tân Hiệp Phát. Ảnh: Đình Trọng

Hợp đồng giả cách chỉ là cách gọi, pháp luật Việt Nam hiện hành thì không có khái niệm về hợp đồng giả cách.

Các nạn nhân bị sập bẫy hợp đồng giả cách thường trong các trường hợp như vay nóng với lãi suất cao ngoài xã hội nhưng trên hợp đồng không thể hiện mức lãi suất; cầm cố tài sản để đầu tư kinh doanh qua các hợp đồng mua, bán chuyển nhượng; giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá trị thấp hơn so với giá trị thực tế khi giao dịch mua bán, mục đích của việc làm này là nhằm trốn thuế.

Trước khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương thì Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM cũng đã xác minh, điều tra về hành vi trốn thuế và giúp sức cho người khác trốn thuế đối với bà Trần Uyên Phương.

Cụ thể, bà Trần Uyên Phương cùng một số cá nhân khác đã sử dụng tài liệu là các "hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" được công chứng ghi nhận không đúng số tiền thực tế chuyển nhượng đối với quyền sử dụng đất.

Từ đó, cơ quan thuế xác định sai số tiền thuế phải nộp qua việc chuyển nhượng quyền sử dựng đất giữa bên nhận chuyển nhượng là bà Trần Uyên Phương và bên chuyển nhượng là các cá nhân - chủ sử dụng đối với quyền sử dụng đất, thuộc các thửa đất tại phường Hiệp Bình Chánh - TPHCM, gây thất thu số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước khoảng hơn 5,48 tỉ đồng. Đây chính là hợp đồng giả cách với mục đích trốn thuế.

Pháp luật Việt Nam quy định mức xử lý hành vi trên tại điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi trốn thuế sẽ bị phạt từ một lần đến ba lần số thuế trốn.

Trường hợp số thuế trốn từ 100 triệu đồng trở lên, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế, theo Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hình phạt thấp nhất với tội này là bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Vụ việc Tân Hiệp Phát phức tạp hơn khi các đối tượng tạo lập các hợp đồng giả cách dưới dạng “Đặt cọc”, “Cam kết bán lại” trong việc mua - bán cổ phần để che giấu hành vi cho vay nặng lãi với lãi suất 3%/ tháng, tương đương với 36%/năm.

Cũng bằng những hợp đồng giả cách dưới dạng đặt cọc và cam kết bán lại để cho vay, Tân Hiệp Phát thực hiện hành vi chiếm đoạt một số dự án mà đối tác cầm cố khi từ chối “quyền mua lại”, từ chối thực hiện “cam kết bán lại” trong hợp đồng giả cách mà hai bên tạo lập. Số tài sản thực tế của dự án bị chiếm đoạt vào khoảng 3000 tỉ đồng.

Vì vậy, khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết nội dung Đơn của một số công dân trên địa bàn TPHCM và tỉnh Đồng Nai tố cáo ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác đã thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TPHCM từ tháng 11.2020 thì quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định: Hành vi của Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Đây cũng là bài học và cảnh báo cho những người bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất khai giá trị giao dịch thấp hơn giá bán để trốn thuế. Hoặc dùng hợp đồng giả cách (bản chất là giao dịch dân sự vô hiệu) nhằm cho vay lãi, thông qua đó chiếm đoạt, cưỡng đoạt tài sản.

Hành vi lách luật, gài bẫy con nợ trong tình huống bất khả kháng để chiếm đoạt tài sản sẽ đối mặt với nhiều chế tài pháp lý và tố tụng.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này