Tấm da bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà tôi hồi ở quê có cái giàn bếp, treo và gác nhiều thứ linh tinh dùng để nấu ăn. Nổi bật trên đó, dựng áp vách là một tấm da bò được căng bằng nẹp tre nhưng vẫn gồ ghề, lâu ngày khô rang, vàng khè. Thêm mấy con số, mấy nét chữ quẹo quọ được ba tôi viết bằng than đen nhẻm, trông tấm da từa tựa một bức tranh vụng về, vàng ố. Mỗi lần nhìn nó, tôi lại thấy cảnh sống của người dân trong xóm.
Hồi ấy, thịt bò khan hiếm, kiếm được miếng da tra cán cuốc cũng khó. Mỗi lần giỗ chạp, người ta phải đi chợ phiên trên huyện may ra mới mua được dăm ba lạng. Nhiều nhà nuôi bò nhưng là để cày bừa, kéo cộ. Việc làm thịt con bò phải vào dịp tổ chức một sự kiện văn hóa nào đó của làng. Thế mà ở cái xóm nhỏ ven núi quê tôi, thi thoảng bà con lại “dám” xẻ thịt bò, không nhân dịp gì hết mà do nó ăn mì nhặt say chết!
Bò có người chăn. Nhưng lơ là, lỏng lẻo một chút là nó ăn hoa màu, trúng mì nhặt say liền. Mỗi lần như thế là náo động cả xóm. Không cần là chủ, cứ ai thấy bò say là vừa chạy, vừa kêu để mọi người biết. Các ông vội chụp cây rựa, xách dây thừng, mấy bà hốt bụm đậu xanh, bứt mớ rau lang, tức tốc xay hoặc giã lấy nước, tất tả chạy đi cứu. Nếu con bò là chỗ dựa của gia chủ trong các mùa vụ thì phải làm mọi cách để cứu. Khi đang say, nó vật vã lắm, mắt trợn ngược, mép sùi bọt. Người ta cột chặt hai cặp chân lại, không để nó giãy đạp nguy hiểm. Cùng lúc, hai người đàn ông khỏe mạnh giữ đầu con vật cho cố định, cạy mồm nó ra, đổ nước rau lang hoặc đậu xanh để giải. “Còn nước còn tát” chứ phần lớn là không cứu nổi.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Bò chết, chủ đi mời người có tay nghề và nhờ hàng xóm đến phụ giúp làm thịt. Xong việc, đãi họ một bữa rượu. Người trong làng đem lúa, gạo đến đổi thịt, vừa giúp chủ nhà vớt vát phần nào thiệt hại, vừa có thịt để con cái ăn, hài hòa hai bên. Ba tôi cũng đi đổi. Chị em tôi ở nhà hí hửng đợi, tưởng tượng chảo thịt nóng hổi thơm ngon. Đến khi ba về bảo: “Hết thịt rồi, chỉ còn da thôi!”. Chị em tôi tiu nghỉu. Ba gác tấm da trên giàn bếp. Đến ngày giỗ, ông lấy xuống, dùng chàng xắn một miếng vừa đủ cho hôm đó, phần còn lại gác y chỗ cũ để dành. Tôi có dịp nhìn rõ hơn các chữ trên tấm da: những ngày giỗ trong năm, nợ ai mấy giạ lúa, ai nợ mấy công cày...
Các món ăn được chế biến từ da bò khó nhất ở khâu thui, khâu quyết định chất lượng. Kiếm ống tre (thường lấy ống thổi lửa), cắt miếng da có chiều rộng bọc một lớp vừa kín ống tre, đưa vào ngọn lửa rơm hoặc bã mía khô và xoay đều, để sót chỗ nào là chỗ đó rất cứng, không ăn được. Khi nào thấy trên mặt tấm da đùn lên như đất ổ trùn thì gỡ ra. Rồi cạo sạch lớp cháy, đem ngâm nước cho mềm. Từ đó, chế biến món gì cũng dễ dàng, tùy vào sở thích của mỗi người. Quê tôi, thường có mặt trong các đám tiệc là món da bò bóp gỏi với bắp chuối, rau thơm, rắc lên ít đậu phộng rang giòn, giã hơi dập dập thì vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, da bò xào với măng le khô, ít tai nấm mèo cũng là món được chú ý.
Da bò ngày nay bày bán nhiều nhưng toàn da bò tươi, nuôi kiểu công nghiệp. Khi chế biến, người ta dùng “máy khò” đốt cho sạch lông nên xắt ra mềm nhũn, ăn rất nhạt nhẽo. Chỉ có tấm da bò trải qua nhiều nắng gió trên đồng cỏ, từ khói bếp rạ rơm mới có hương vị đậm đà.
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.