Siết chặt lao động ngoại tỉnh tới Đắk Lắk khi vào mùa của loại quả "hái ra tiền"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đắk Lắk chuẩn bị bước vào chính vụ sầu riêng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương trong tỉnh đang siết chặt quản lý lao động ngoại tỉnh để vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo ổn định, phát triển kinh tế
Xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk là một trong những vựa sầu riêng lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk. Cùng với lao động của các nhà vườn, các cơ sở thu mua, lực lượng lao động ngoại tỉnh, chủ yếu là các kỹ thuật viên chuyên phân loại trái cây từ các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Kiên Giang đã đến để chuẩn bị công việc.
Ông Trần Hồng Thái, thôn trưởng thôn Tân Đông, xã Ea Kênh cho biết, cây sầu riêng là cây kinh tế chủ lực của bà con, lao động ngoại tỉnh đến địa phương diễn ra hàng năm. Tuy nhiên, năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì điều này khiến người dân khá lo lắng. Lúc này, đòi hỏi các cấp chính quyền phải siết chặt kiểm soát lao động, để vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo phát triển kinh tế.

Với trên dưới 10.000ha, Đắk Lắk là vựa sầu riêng lớn của cả nước.
Với trên dưới 10.000ha, Đắk Lắk là vựa sầu riêng lớn của cả nước.
“Hiện tại có một vựa sầu riêng là có 13 người ở Tiền Giang lên ở vựa sầu riêng này, thì cũng đã được xã khoanh vùng và cũng đã cách ly tại nhà. Dân rất lo nhưng được các cấp lãnh đạo, quán triệt, động viên, tuyên truyền. Ở địa bàn thôn thì thôn báo với xã, xã cho cách ly ngay tức khắc, người dân thực hiện rất nghiêm túc. Vùng này là vùng sầu riêng, bây giờ đến mùa làm thế nào để hài hòa, vừa giãn cách, vừa cách ly nhưng cũng thuận lợi cho nhân dân tiêu thụ nông sản”- ông Thái nói.
Bà Trần Thị Vân, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, cho biết, toàn xã có trên 200ha sầu riêng và 22 vựa buôn bán. Các vựa buôn bán không chỉ thu mua trên địa bàn xã mà còn cả các vùng lân cận để xuất đi các tỉnh thành trong cả nước cũng như xuất khẩu. Vào vụ sầu riêng, lực lượng lao động ngoại tỉnh đến địa bàn xã sẽ rất đông, do đó, xã đang siết chặt quản lý lao động, kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan, làm ảnh hưởng đến mùa vụ của bà con trong xã.
“Sau khi giao cho Công an xã lập danh sách, kiểm tra các trường hợp khai báo đăng ký tạm trú, tạm vắng, thì Ban chỉ đạo của xã yêu cầu tổ phòng chống dịch đi từng vựa. Qua đó, yêu cầu ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi các trường hợp đó lên đây làm việc. Trong thực tế, không tránh khỏi là họ lên đột xuất. Khi vựa đó họ thông báo hoặc thôn buôn thông báo thì Trạm Y tế sẽ có nhiệm vụ tới test nhanh và có quyết định cách ly tại nhà”.

Lao động ngoại tỉnh đến xã Ea Kênh trong vụ sầu riêng đang được siết chặt kiểm soát dịch bệnh.
Lao động ngoại tỉnh đến xã Ea Kênh trong vụ sầu riêng đang được siết chặt kiểm soát dịch bệnh.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên dưới 10.000ha sầu riêng, là một trong những vựa sầu riêng lớn của cả nước. Cây sầu riêng những năm gần đây cho thu nhập rất cao và là cây kinh tế chủ lực của nhiều địa bàn, với mỗi héc ta cho thu nhập từ vài trăm triệu đến hơn một tỷ đồng/năm. Để đảm bảo mùa sầu riêng, loài cây “hái ra tiền” được an toàn, chính quyền các cấp trong tỉnh đang chủ động và siết chặt quản lý lao động, đặc biệt là với lao động ngoài tỉnh, với phương châm vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội
Công Bắc (Theo VOV/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null