Sai lầm nghiêm trọng khi rã đông thực phẩm mà nhiều người mắc phải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để thực phẩm rã đông ở nhiệt độ thường hay dầu nóng, lò vi sóng... là những sai lầm nghiêm trọng, gây độc tố khi ăn vào người.

Tự rã đông ở nhiệt độ phòng: Khi thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường, sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông. Nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách sau đó, sẽ gây ra tiêu chảy, ngộ độc.

 

 


Nấu các thực phẩm đông lạnh lâu hơn bình thường: Bạn ngại phải ngâm thực phẩm đông lạnh nên cho vào nồi nấu luôn. Bạn nghĩ rằng cũng giống như nấu thực phẩm tươi bình thường, chỉ khác là thời gian nấu lâu hơn một chút. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ khiến thực phẩm có thể bị quá chín, mất chất và mất vị ngon của một món ăn thông thường.

Rã đông các loại rau: Các loại rau đông lạnh không cần phải rã đông vì chúng sẽ bị mềm nhũn và mất chất. Cách tốt nhất là bạn cho vào nồi chế biến luôn trước bữa ăn.

Rã đông trái cây nhanh chóng: Cũng giống như rau, nếu được rã đông quá nhanh, trái cây sẽ bị mềm nhũn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Bạn nên để trái cây trong ngăn mát, giúp thực phẩm hạ nhiệt dần dần sẽ tốt hơn.

Rã đông bằng dầu nóng: Nhiều người nghĩ rằng, việc cho thực phẩm đông lạnh vào dầu nóng sẽ giúp thực phẩm nhanh chín. Nhưng thực tế, đây thực sự là một phương pháp nguy hiểm bởi nước lạnh và dầu nóng sẽ tạo ra phản ứng nguy hiểm và có thể gây cháy nổ.

Rã đông từ lò vi sóng: Cách rã đông bằng lò nướng hay lò vi sóng khá nhạy cảm với vi khuẩn. Nếu bạn không ăn ngay sau khi rã đông, vi khuẩn sẽ càng phát triển hơn trước, nên bạn phải chế biến luôn hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Làm đông lại: Các gia đình thường chỉ có tủ đông gia dụng, quá trình làm lạnh diễn ra chậm, vi khuẩn sẽ có thời gian để sinh sôi nảy nở trong vài giờ trước khi thực phẩm – đặc biệt là phần ruột bên trong – được làm lạnh đến nhiệt độ đủ thấp để kìm hãm sự tăng trưởng của chúng. Nhiều loại vi khuẩn có khả năng sinh đôi sau mỗi 20 phút. 

Rã đông cá quá mềm: Nhiều bà nội trợ cho rằng khi cá phải thật mềm nhũn mới đúng là đã rã đông hoàn toàn và nấu sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này là sai hoàn toàn. Vì khi bạn để cá trong 1 thời gian dài để nó mềm ra sẽ khiến món cá không còn ngon như trước, hoàn toàn mất đi hương vị,  khiến món ăn trở nên nhạt nhẽo.


 

 



Cách rã đông đúng cách: Rã đông bằng nước lạnh: Nếu bạn muốn rã đông nhanh hơn nữa, hãy lấy tùi đồ ăn đông lạnh ra và đổ trên mặt túi nhựa một ít nước. Cách làm này vừa nhanh lại không làm mất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Rã đông ngay trong ngăn lạnh của tủ lạnh: Bạn chỉ cần lấy thịt từ ngăn đá để vào ngăn lạnh cho đến khi khối thịt mềm ra. Cách này cần thời gian có khi cả ngày hoặc lâu hơn để rã đông nửa cân thịt. Đối với miếng thịt to hơn đòi hỏi thời gian lâu hơn. Bạn có thể lấy thịt ra khỏi ngăn đá từ ngày hôm trước, để lên ngăn lạnh rã đông cho ngày hôm sau. Thịt gia cầm, cá, thịt xay sau khi đã rã đông bằng cách này có thể để an toàn trong ngăn mát tủ lạnh thêm 1 – 2 ngày nữa  trước khi bạn nấu.

Nguyễn Như/VOV.VN
Theo The Sun, Life Hack, Mirror (Ảnh KT)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.