Rau răm, trứng vịt lộn và nhiều công dụng bất ngờ khác với sức khoẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rau răm ăn với trứng vịt lộn là sự kết hợp phổ biến mang lại sự cân bằng âm dương cho cơ thể. Và rau răm còn nhiều tác dụng bất ngờ khác đối với sức khoẻ con người.

 
Rau răm có nhiều tác dụng bất ngờ đối với sức khoẻ con người.
Rau răm có nhiều tác dụng bất ngờ đối với sức khoẻ con người.
Vì sao rau răm phải ăn với trứng vịt lộn?
Rau răm còn gọi là thủy liễu. Tên khoa học Polygonum odoratum Lour. Thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
Theo bác sĩ Lê Thân trong sách " Thuốc ở quanh ta", trứng vịt lộn thường ăn cùng rau răm và gừng là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể.
Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn; do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.
Ngoài trứng vịt lộn, rau răm là loại gia vị quen thuộc, không thể thiếu khi ăn cá diếc, thịt gà.
Rau răm còn có tác dụng kích thích tiêu hoá, làm cho ăn ngon miệng, lợi tiểu. Dùng để chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, phù thũng, hắc lào, lang ben.
Các bài thuốc dân gian từ rau răm
Tiêu hoá kém: thân và lá rau răm tươi 15 - 20g, rửa sạch vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.
Hắc lào, lang ben: cả cây giã nát, thêm rượu vào bôi lên nơi bệnh đã rửa sạch.
Xích bạch đới: lòng trắng trứng gà 2 cái hấp chín, ăn trứng với nước cốt 1 nắm rau răm. Lá rau răm 1 nắm giã nát, vắt lấy nước cốt hoà lòng trắng trứng gà nấu sôi, ăn cả nước lẫn cái.
Phong thấp đau nhức: rau răm chưng lên ăn hoặc nấu thành thang rửa vào chỗ đau.
Nước ăn chân: rau răm giã nhỏ cho thêm muối, đắp chỗ chân bị nước ăn.
Ăn rau răm có tiết dục?
Có người cho rằng ăn nhiều rau răm thì làm dịu tình dục, kém khí, ít tinh; nên được những người “tiết dục” ưa dùng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Thân thì tất cả đang chỉ là truyền miệng, chưa được xác minh!
Đặc biệt có nghiên cứu cho thấy, rau răm làm giảm chất lượng tinh trùng trên chuột, nên suy ra, có thể chúng sẽ tác động tương tự  đối với con người.
Tuy vậy, theo lời khuyên của bác sĩ Lê Thân thì những người gầy khô, thường nóng, thể lực yếu thì không nên ăn rau răm. Bình thường cũng không nên quá nhiều rau răm.
Phụ nữ trước khi hành kinh nếu uống nhiều nước rau răm có thể làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt, đang hành kinh mà ăn rau răm thì dễ sinh rong huyết, có thai không nên ăn rau răm.
Rau răm nên dùng tươi phát huy tác dụng của tinh dầu tốt hơn.
TƯỜNG MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.