Ra mắt sách "Chuyện xưa xứ Quảng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Chuyện xưa xứ Quảng” là tác phẩm biên khảo của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Hữu Đăng Đạt về vùng đất Quảng.

“Chuyện xưa xứ Quảng” là tác phẩm biên khảo của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Hữu Đăng Đạt.
“Chuyện xưa xứ Quảng” là tác phẩm biên khảo của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Hữu Đăng Đạt.


“Chuyện xưa xứ Quảng” là tác phẩm biên khảo của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Hữu Đăng Đạt, tuyển chọn những bài viết trong các tập bản thảo, chuyên khảo, tác phẩm đã xuất bản của ông với nhiều tư liệu, hình ảnh quý. Cuốn sách gồm 58 bài viết, sắp xếp theo 4 đề mục chính: Ẩm thực – Địa danh, Nhân vật - Thú chơi, Phong tục - Làng nghề xứ Quảng. Sách do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành.

Bạn đọc có thể bắt đầu cuốn sách với bất cứ tiêu đề nào trong mục lục để tìm hiểu về xứ Quảng với những chủ đề riêng như: “Thú ăn ngọt của người Quảng”, “Huyền thoại núi Chúa”, “Truyền thuyết làng Chăm”, “Trò chơi Tết ở Hội Sơn xưa”, “Hò chèo ghe xứ Quảng”, “Những người đi bứt chỉ chằm”…

Phần lớn trong cuốn sách là câu chuyện về những làng nghề truyền thống nổi tiếng của xứ Quảng với những huyền tích gắn với những thăng trầm qua thời gian. Đó là vạn Phường Đông với nghề bủa lưới, giăng câu; làng rau truyền thống Trà Quế, những bí kíp đúc đồng truyền thống thú vị từ làng Phước Kiều bên bờ sông Thu Bồn yên ả; làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, làng gốm Thanh Hà...

Tác giả cũng khéo léo dẫn dụ người đọc đến với từng vùng đất xứ Quảng qua những câu ca dao dân ca, những câu chuyện dân gian về nguồn gốc gánh hát bội Cổ Mân, về gánh hát La Bông gắn với các tích tuồng cổ Tam quốc, Ngũ hổ bình Liêu, Đào Phi Phụng, gánh hát Bàu Toa với vở “Nhứt điện, Nhị điện” hay hò chèo ghe - một loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian đặc sắc gắn liền với cuộc sống người dân sông nước...

“Chuyện xưa xứ Quảng” thuộc bộ sách “Chuyện xưa – Tích cũ” giới thiệu những công trình nghiên cứu, khảo luận, ghi chép điền dã chuyên sâu về một vùng đất như: Thăng Long – Hà Nội, Kinh Bắc, Xứ Thanh, Xứ Nghệ, Xứ Quảng, Sài Gòn, Gia Định…

Tác giả cuốn sách là nhà nghiên cứu Phạm Hữu Đăng Đạt (1957 – 2015) tên thật là Phạm Hữu Bốn, quê ở thôn Mỹ Nam, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông là tác giả của rất nhiều công trình nghiên cứu về xứ Quảng, trong đó đáng lưu ý là: Hương vị Quảng Nam, Chuyện làng nghề Đất Quảng, Sắc bùa xứ Quảng...

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...