Quá nửa doanh nghiệp chỉ cầm cự được 6 tháng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 50%, tương đương khoảng 370.000 doanh nghiệp chỉ cầm cự được đến hết tháng 6. Sống lay lắt, hoạt động cầm chừng do tác động của dịch Covid khiến hàng loạt công ty đang đối mặt nguy cơ đóng cửa.
 
Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng do tác động của dịch Covid. Ảnh: Phạm Hùng
Những con số gây sốc về sức khỏe doanh nghiệp
Kết quả khảo sát nhanh từ 124 doanh nghiệp (DN) do Hiệp hội Gỗ và lâm sản VN (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) cùng Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định vừa thực hiện cho thấy: 100% DN cho biết Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh. Trong đó, 75% DN thiệt hại ban đầu ước tính vào khoảng 3.066 tỉ đồng; khoảng 1% đơn vị cho biết dịch Covid-19 đã làm giảm 70% doanh thu. Số còn lại chưa xác định được thiệt hại. Hiện 51% DN đã thu hẹp quy mô sản xuất; 35% đang hoạt động nhưng sẽ phải tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới. Chỉ có 7% DN vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên điều này có thể thay đổi bất cứ lúc nào, phụ thuộc vào biến động của dịch. Toàn bộ hoạt động sản xuất của DN hiện tại là để đáp ứng các đơn hàng năm 2019.
Không để doanh nghiệp quen thì được vay lãi thấp, không quen thì vay mức cũ
Chiều 8.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuẩn bị nội dung hội nghị trực tuyến “4 trong 1” của Chính phủ với các địa phương, dự kiến diễn ra vào ngày 10.4.
Đáng chú ý, về gói hỗ trợ tiền tệ, hiện nâng lên khoảng 300.000 tỉ đồng, Thủ tướng nhấn mạnh, không để DN thiếu vốn tín dụng, tạo mọi thuận lợi để DN tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Không được để tình trạng nơi nào quen biết thì cho hưởng mức lãi vay thấp, nơi nào không quen biết thì như cũ. Thủ tướng đề nghị tiếp tục tính toán việc giảm lãi suất cho vay, ngành ngân hàng cần lưu ý kiến nghị của cộng đồng DN về tiếp tục miễn, giảm tiền lãi, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất với tinh thần ngân hàng đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn hiện nay, “DN sống được, ngân hàng sống được”.

Chí Hiếu

Ở diện rộng hơn, kết quả khảo sát được Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) báo cáo Thủ tướng về tác động của Covid-19 tới DN VN cho biết, gần 85% DN bị thu hẹp thị trường tiêu thụ; 60% DN thiếu vốn và đứt dòng tiền kinh doanh; 43% DN phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm và 82% DN cho rằng doanh thu sẽ sụt giảm so với 2019. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, phức tạp, chỉ khoảng 30% DN duy trì được hoạt động không quá 3 tháng, 50% DN chỉ trụ được nửa năm.
Hội Doanh nhân trẻ VN cũng vừa tiến hành cuộc khảo sát từ ngày 17 - 26.3 với sự tham gia của 348 DN tại TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn… Kết quả, 35% DN cho rằng sẽ cầm cự được 3 tháng nếu dịch bệnh kéo dài, 38% DN cầm cự được 6 tháng, 13% DN cầm cự được 1 năm và 14% DN cầm cự được trên 1 năm.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, nhận xét các biện pháp hỗ trợ DN hiện nay cơ bản đã toàn diện nhưng việc triển khai còn chậm, cần khẩn trương thực hiện nhanh hơn các giải pháp đề ra để không dẫn đến tình trạng ngưng hoạt động hàng loạt trong thời gian tới. DN kiến nghị lãi suất vay có thể giảm 2,5 - 3%, xuống khoảng 4 - 5% đối với khoản vay tiền đồng và 2 - 3% với khoản vay USD cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể thực hiện hòa vốn để hỗ trợ DN. Ngoài ra VCCI còn kiến nghị thực hiện ngay việc tạm hoãn nộp các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân của người lao động, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, phí, lệ phí…
“Không thể cầm cự được lâu”
Ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch HG Holdings, cho biết hầu hết các DN kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ đều đang lay lắt, lỗ nặng, không có doanh thu. Từ tháng 3, nhiều tập đoàn du lịch tiềm lực mạnh cũng bắt đầu phải tính chuyện đi vay tiền để bù lỗ. “Nhưng kể cả mạnh đến đâu thì cùng lắm các DN cũng chỉ có thể chịu được khoảng 6 tháng. Nếu dịch bệnh vẫn chưa thể đẩy lùi hoặc tiếp tục lan nhanh không kiểm soát tại các nước châu Âu, trong tháng này, có thể hàng loạt DN du lịch sẽ không trụ nổi mà tuyên bố phá sản”, ông Đức lo ngại.
Đối tác chiếm 50% sản lượng nhập khẩu có nhà máy tại tâm dịch là TP.Daegu (Hàn Quốc), Công ty CP sản xuất thương mại và dịch vụ P.T (Hà Nội) chuyên nhập khẩu thực phẩm từ Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan phân phối vào các hệ thống siêu thị, đại lý trên toàn quốc bị ảnh hưởng nặng nề cả đầu vào và đầu ra. Trong khi đó, gánh nặng chi phí lương bổng, chi phí vốn, chi phí mặt bằng... đè trên vai. Thấy ngân hàng có chính sách hỗ trợ, công ty cũng làm hồ sơ nhưng phía nhà băng yêu cầu bổ sung thêm tài sản đối với khoản vay tín chấp mới được sử dụng hạn mức được cấp trước đó.
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch không nung, Công ty TNHH thiết kế và xây dựng thương mại K.H (Bình Phước) đã ngưng thi công do không nhập được vật liệu, công nhân không đến được công trường, đồng thời công tác thanh toán cũng bị gián đoạn bởi khối cơ quan quản lý tập trung toàn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
Là một trong những ngành nghề có tiềm lực mạnh, được kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu 20 tỉ USD vào năm 2025 và trở thành công xưởng chế biến gỗ, nội thất của thế giới nhưng ngành này cũng đang dần “thấm đòn”. Các đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều giao dịch thương mại bị đình trệ hay hủy bỏ đã và đang tác động trực tiếp đến các DN ngành gỗ. Các DN trong ngành liên tục nhận được các thông báo từ đối tác về giãn thời gian giao hàng, dừng hoạt động giao hàng kể cả các lô hàng đã hoặc đang trong quá trình sản xuất. Nhiều đơn hàng bị cắt giảm, chậm thanh toán và thậm chí là hủy. Các DN cũng được thông báo một số khách hàng lớn rơi vào tình trạng chuẩn bị phá sản.
DN nhỏ khó lớn, DN lớn... khó khủng. Trong báo cáo hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ về các khó khăn của 19 tập đoàn, tổng công ty mới đây, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN cho biết, tính riêng 3 tháng đầu năm, dự kiến doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty do ủy ban này làm đại diện chủ sở hữu đã bị giảm khoảng 27.376 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính là tác động của đại dịch Covid-19.
Thanh Xuân-Hà mai (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.