Nhọc nhằn "đưa biển lên rừng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi nhiều người còn cuộn tròn trong chăn giữa đêm đông giá lạnh, họ cùng những chiếc xe máy cà tàng ì ạch chuyển bánh rời làng, vượt mấy con dốc để đến miền núi cho kịp phiên chợ sáng

Chưa tới 3 giờ sáng, anh Nga gọi vợ: "Thuần ơi! Dậy đi". "Mấy giờ rồi? Nay mệt quá, ngủ quên mất" - tiếng chị Thuần mệt nhọc, ngái ngủ hỏi lại chồng.

Chỉ mong đi đến nơi về đến chốn

Anh Nga bật dậy. Chị Thuần cũng dậy theo, dù cơn buồn ngủ chưa dứt.

Anh Nga chạy vội ra sân, vơ vội bộ quần áo khoác lên người. Vừa sắp cá lên xe, anh vừa nói:

- Mẹ nó lấy 2 bộ áo mưa nhé. Hình như trời sắp mưa rồi đó. Cất luôn mấy bộ áo quần cho con. Trời mưa, ngày mai chúng nó lại không có áo quần đi học.

- Tui biết rồi, cha nó sắp hàng nhanh lên. Trễ giờ rồi kìa - tiếng chị Thuần vội vã.

Vừa hổn hển thở, anh Nga vừa nói:

- Lấy tui cốc nước.

Chị Thuần nhỏ nhẹ bảo chồng:

- Để tui đóng cửa. Cha nó đẩy xe ra cổng đi.

Phải chọn được cá tươi, ngon thì bán mới đắt hàng. Trong ảnh: Người dân chọn mua cá tại cảng Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Phải chọn được cá tươi, ngon thì bán mới đắt hàng. Trong ảnh: Người dân chọn mua cá tại cảng Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Tiếng xe ì ạch chuyển bánh lẫn vào màn đêm sương mù lạnh lẽo. Vợ chồng họ rời ngôi làng nhỏ, vượt hàng chục cây số, trèo mấy ngọn đồi mới đến được chợ. Những lúc như thế, họ chỉ biết cầu mong xe đi đến nơi về đến chốn an toàn. Mỗi chuyến đi là một nỗi lo.

Chị Thuần tâm sự: "Có hôm xui xẻo, xe hư dọc đường. Xe nặng mà đường thì dốc và dài. Đường núi đêm hôm người thưa, quán ít. Những lúc như thế chỉ biết khóc và khóc thôi. Phần vì cơm áo gạo tiền, phần vì đường núi nhiều thứ về đêm, muôn sự rình rập".

Tranh thủ lúc chợ đông

Từ TP Hà Tĩnh, chúng tôi vượt hơn 100 km đến chợ Bộng (xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) để thấy cách mà những người như vợ chồng anh Nga "đưa biển lên rừng".

Ban mai, dù chưa rõ mặt người nhưng chúng tôi đã cảm nhận được cảnh mua bán tấp nập của phiên chợ vùng núi. Người mua kẻ bán. Tiếng xe gắn máy phành phạch pha trộn mùi xăng khét lẹt. Tiếng còi xe inh ỏi xen lẫn tiếng trò chuyện, trả giá làm vang động một khung trời.

Họ bán luôn tay, miệng nói không ngớt. Đang bán cá này, người kia lại hỏi mua cá khác. Người đằng sau ới, người đứng trước giục. Khung cảnh tấp nập. Họ không kịp ăn sáng. Ai cũng tranh thủ bán lúc chợ đang đông. Cuộc đua về đích hết hàng luôn căng thẳng. Những ai may mắn đắt khách thì bán hết, thảnh thơi ăn sáng trong niềm vui.

Bếp than rực hồng, thơm mùi cá nướng Ảnh: HÀ TRANG
Bếp than rực hồng, thơm mùi cá nướng Ảnh: HÀ TRANG

Khi được hỏi, một bác đã bán hết cá sớm vui vẻ trả lời: "Nhà tôi 3 đời làm nghề này rồi. Nghề này đi sớm về trưa, vất vả lắm. Nhất là mùa này, lạnh lắm chú ạ! Chạy xe gắn máy cóng hết cả tay. Có hôm lên đến chợ phải đốt lả (lửa) để hơ cho tay khỏi cóng. Vất vả là thế nhưng hôm nào may mắn mới bán được hàng, có đồng ra đồng vào. Tui còn lo cho 2 đứa con học đại học nữa nên phải cố nhiều hơn. Nhiều hôm mệt nỏ (chẳng) muốn đi nhưng không bỏ được, nghề của cha ông rồi".

Ế ẩm luôn là nỗi lo đeo bám họ. Đã mệt lại đói, họ không còn tâm trí để ăn sáng nữa. Những lúc như thế, họ không cho bản thân được nghỉ. Họ sẽ tính đến phương án sắp cá lên xe, vào từng làng bản, đi từng nhà để bán bằng hết số cá còn lại. Giờ thì không thể tính đến lời lỗ, quan trọng là làm sao bán hết cá, chứ đưa về cũng không ăn xuể. Với lại, cá cũng hỏng.

Không may mắn như vợ chồng anh Nga, người em là Đặng Quang Châu hôm nay ế ẩm. Anh Châu chỉ mớ cá, nói trong mệt nhọc: "Nghề này nó vậy chú ạ. Cực lắm. Tí nữa tui phải đi bán rong chứ mang về cũng chết. Lỗ cũng phải bán". Anh Châu còn nói rõ ở đây người dân đa phần làm rẫy nên họ tranh thủ đi chợ sớm, mua sớm rồi về đi làm.

Để có những con cá tươi ngon cho người dân miền núi phía Tây Hà Tĩnh, những người như vợ chồng anh Nga hay anh Châu phải đi lấy cá từ đầu giờ chiều hôm trước, tận vùng biển Thạch Kim, huyện Lộc Hà. Phải đến tận gốc thì mới mua được cá rẻ mà tươi ngon. Những con cá được lựa chọn một cách kỹ lưỡng từ các ghe thuyền sau những chuyến biển. Phân loại và đóng gói xong thì thường đã tối mịt. Họ phóng vội xe trên quãng đường hơn 10 km, kịp về nhà chế biến cho phiên chợ ngày mai.

Nói chế biến, đúng ra là bắt đầu từ việc phân loại cá, sắp xếp thành các mặt hàng như cá để nướng, cá để làm mắm và cả cá vụn cho người nuôi chó. Cá để làm được mắm thì đầu tiên họ phải đánh hết vảy, rửa sạch sẽ, chọn cái sảo (rổ đan bằng cật tre thưa) thật to, xếp cá thành hàng. Cứ một lớp cá là một lớp muối. Cá to xếp xuống dưới, cá nhỏ xếp lên trên, cứ thế cho đến khi đầy. Món cá này có thể để dành ăn trong nhiều ngày nên rất được người miền núi ưa thích.

Bác Đặng Quang Lợi, một người đã có thâm niên nhiều năm "đưa biển lên rừng", cho biết: "Cá được ướp muối kiểu này vừa bảo quản được tươi lâu vừa ngon hơn. Ngày mai, con cá ngấm muối sẽ săn lại, kho với mật mía vừa thơm vừa ngon". Bác Lợi cho rằng chính vì vậy mà dân ta mới có câu "cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư".

Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân miền núi thì ngoài làm mắm, những người như bác Lợi còn chế biến thêm món cá nướng, có thể nguyên con hoặc cắt khúc. Món này khá kỳ công, vì phải chọn được đúng cá tươi ngon, phải làm tỉ mỉ từng tí, cắt thật khéo tay mới có những khúc cá đẹp, nhìn đã thấy ngon mắt.

Nhiều người phiêu bạt

Những ngày đông lạnh giá, bác Lợi cho biết đôi tay luôn tê buốt vì nhúng nước. Ngược lại, mùa hè nóng nực, đứng bên lò than hừng hực hàng giờ để nướng cá thì như nướng chính cả bản thân. Mồ hôi rỏ xuống, chạm than hồng xèo xèo.

Cứ làm như thế, hôm nào xong sớm thì cũng phải 23 giờ. Hôm nào muộn, xem như đón luôn ngày mới. Nhưng cũng phải tắm rửa, ăn vội chén cơm, chợp mắt một tí để sẵn sàng cho phiên chợ ngày mai.

Bác Quế, ở cạnh nhà bác Lợi, tâm sự: "Cách đây 4 năm, sau vụ xả thải của Formosa, cá chết nhiều, người ta ít ăn cá thời gian dài sau đó. Đây là khoảng thời gian khó khăn và bế tắc nhất của làng chúng tôi, nhiều người phải phiêu bạt vào miền Nam tìm nghề kiếm sống".

Chỉ vào một căn nhà đóng kín cửa bên cạnh nhà mình, bác Quế nói: "Nhà đó là của ông Doãn. Cả gia đình bỏ nghề này vào Nam bán vé số rồi". 

Theo Đặng Đồng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.