Phạt thủy điện xả lũ, dân có được bồi thường hay không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân thì phải bồi thường, còn chính quyền xử phạt về vi phạm hành chính là chuyện khác.

Thủy điện Đăk Pô Ne 2AB từng tích nước khiến sông suối cạn trơ đáy. Ảnh: T.T
Thủy điện Đăk Pô Ne 2AB từng tích nước khiến sông suối cạn trơ đáy. Ảnh: T.T
Công ty TNHH Gia Nghi có hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phát điện tại công trình Thủy điện Đăk Pô Ne 2AB (đóng tại xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy) nhưng không có giấy phép theo quy định.  
Ông Lê Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - ký Quyết định xử phạt Công ty TNHH Gia Nghi 160 triệu đồng. Công ty TNHH Gia Nghi là chủ đầu tư công trình thủy điện Đăk Pô Ne 2AB (có quy mô công suất lắp máy 5,1 MW).
Công ty TNHH Gia Nghi bị phạt do đã có hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phép, chuyện này đương nhiên.
Nhưng xin hỏi, doanh nghiệp này từng xả lũ không đúng quy định, gây thiệt hại cho dân nhưng tại sao đến nay chưa bồi thường.
Cụ thể, vào tháng 3.2021, Thủy điện Đăk PôNe 2AB xả lũ mà không thông báo. Vì quá bất ngờ nên người dân không kịp xử lý tình huống, khiến nhiều diện tích đất, hoa màu, cà phê, hồ tiêu của người dân đang vào vụ mùa thu hoạch bị ngập. Người dân kiến nghị lên UBND tỉnh Kon Tum, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh kiến nghị có biện pháp xử lý vi phạm đối với Công ty TNHH Gia Nghi.
Và quan trọng nhất là phải đền bù thiệt hại, nhưng cho đến nay, người dân chưa nhận được đồng nào, cũng không thấy chính quyền giải quyết vụ việc.
Không chỉ vụ này, mà đã có nhiều vụ xả lũ khác, người dân vùng hạ lưu chịu nhiều thiệt hại, nhưng không ai có trách nhiệm bồi thường.
Báo Lao Động ngày 4.12.2021 đăng bài "Người dân Phú Yên phải được bồi thường thiệt hại do xả lũ", phản ánh vụ xả lũ không thông báo khiến cho Phú Yên có ba người chết, sáu người mất tích, hơn 50.000 căn nhà bị ngập, hơn 18.500 người phải sơ tán...
Đến nay cũng im hơi lặng tiếng.
Người dân thấp cổ bé họng chịu thiệt thòi, lại phải gom góp dựng lại nhà để ở, làm mảnh vườn, nuôi con gà con lợn để sống. Và cũng có thể bị một cơn lũ bất ngờ cuốn trôi đi, rồi trở về làm lại, lặng lẽ chấp nhận nó như một quy trình đương nhiên trong "quy trình xả lũ".
Ai cũng làm đúng quy trình, chỉ có lũ gây thiệt hại cho dân là sai quy trình. Ai cũng nói làm đúng pháp luật, nhưng thiệt hại gây ra cho dân thì không ai chịu trách nhiệm bồi thường.
Đó là một thứ quy trình không thể chấp nhận và phải bị nghiêm trị.
Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/phat-thuy-dien-xa-lu-dan-co-duoc-boi-thuong-hay-khong-1016326.ldo

Có thể bạn quan tâm

Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.