Gần 18.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 7-7 với gần 18.000 thí sinh tham gia, tăng 20% so với năm 2023.

Đây là năm thứ 3 kỳ thi được Bộ Công an tổ chức để làm căn cứ xét tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân.

Chiều 5-7, thông tin từ Bộ Công an, kỳ thi đánh giá của Bộ Công an các năm 2022, 2023 được dư luận xã hội, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, thí sinh và các bậc phụ huynh đánh giá cao, số lượng thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào các học viện, trường công an nhân dân tăng cao.

Hiện nay, để chuẩn bị cho kỳ thi, nhất là đề thi, Bộ Công an đã thành lập ban chỉ đạo công tác đề thi đánh giá. Ban hành đề thi tham khảo “Bài thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024” và thông tin công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an với gần 18.000 thí sinh tham gia

Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an với gần 18.000 thí sinh tham gia

Theo Bộ Công an, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh mới cho các học viện, trường công an nhân dân năm 2024 là 2.150 chỉ tiêu. Năm 2024, công tác tuyển sinh của Bộ Công an cơ bản được giữ ổn định như năm 2023, thông qua 3 phương thức tuyển sinh.

Qua thẩm định, đã có 11 thí sinh trúng tuyển theo phương thức 1 (đạt giải quốc gia, quốc tế), 116 thí sinh trúng tuyển theo phương thức 2 (tuyển thí sinh có trình độ ngoại ngữ tương đương IELTS 7.5 điểm trở lên).

Với phương thức 3 (tuyển sinh thông qua kỳ thi đánh giá), qua thẩm định hồ sơ, xét duyệt điều kiện thi tuyển, hiện có 17.927 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Kỳ thi đánh giá năm 2024 có 30 điểm thi. Theo kế hoạch, 15 giờ chiều ngày 6-7, các thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi.

Đúng 7 giờ 30 sáng 7-7, các thí sinh làm bài thi đánh giá trong thời gian 180 phút. Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: phần trắc nghiệm và phần tự luận. Trong đó, phần trắc nghiệm tập trung kiểm tra kiến thức trong chương trình trung học phổ thông hiện hành, gồm kiến thức về khoa học tự nhiên, kiến thức xã hội, ngoại ngữ; phần tự luận thí sinh lựa chọn một trong hai nội dung: ngữ văn hoặc toán học.

Có thể bạn quan tâm

Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.
Ưu tiên hàng đầu

Ưu tiên hàng đầu

Theo số liệu chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học qua cả nước có gần 2 triệu học sinh các cấp (tăng 499.960 em). Tỉ lệ học sinh/lớp ở cấp tiểu học là 32,1, THCS là 37,71 và THPT là 40,27.