Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về tỷ lệ đăng ký tuyển sinh các ngành đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành công nghệ cao như ngành vi mạch bán dẫn có số lượng tăng khá. Tổng số nguyện vọng ngành thiết kế vi mạch bán dẫn tăng 30%, nguyện vọng 1 tăng 40%.
Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh đại học. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh đại học. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã thông tin về tình hình đăng ký tuyển sinh đại học.

Tỷ lệ đăng ký học đại học tăng so với năm trước

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay theo số liệu đăng ký tuyển sinh, có hơn 733.000 thí sinh trên tổng số 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp phổ thông. Đây là tỷ lệ cao (68,5%) so với các năm trước - khoảng 64%. Điều này cho thấy nhu cầu học tập, tốt nghiệp đại học cao.

"Thị trường lao động việc làm và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cao được đặt ra theo xu hướng phát triển của đất nước. Điều này thể hiện tin tưởng của người dân với chất lượng giáo dục đại học có chuyển biến trong những năm qua", ông Sơn cho hay.

Với cơ cấu ngành, đối sánh so với năm trước, ông Sơn cho hay sự lựa chọn của người học có thay đổi do được tư vấn kỹ về đặc điểm, cơ hội nghề nghiệp và ngành học. Thông tin thị trường lao động cũng sát, nên xu hướng lựa chọn ngành học, chương trình học thể hiện nguyện vọng và tâm lý của các em cho thấy sự tích cực.

Cụ thể, số lượng các em học sinh đăng ký vào các lĩnh vực (24 lĩnh vực với 400 ngành đào tạo), thì lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, lĩnh vực STEAM, máy tính công nghệ thông tin có tỉ lệ đăng ký nhiều. Bên cạnh đó là ngành khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên, khối sư phạm có số lượng đăng ký rất đông; sau đó là ngành nhân văn, sức khỏe.

So sánh với năm 2023, ông Sơn cho hay có ba lĩnh vực có tỷ lệ nguyện vọng đăng ký tăng mạnh nhất là khối khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên tăng 85%. Việc này cho thấy sự quan tâm của các em trong ngành sư phạm nhờ chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, học phí...

Tiếp đó là lĩnh vực khoa học tự nhiên, dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nguyện vọng tăng 61%; an ninh quốc phòng cũng tăng 46,5%, dù số lượng không lớn.

Ngành vi mạch bán dẫn có số lượng tăng khá

Lĩnh vực tăng nhiều nhất là khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, tăng 200.000 nguyện vọng nên dự kiến điểm chuẩn ngành này sẽ tăng. Khối kỹ thuật công nghệ tăng 100.000 nguyện vọng đăng ký.

Một số lĩnh vực giảm như kinh doanh quản lý giảm 3%, giảm 24.000 nguyện vọng; lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin giảm do chững lại ở một số ngành liên quan, mức giảm gần 5%, tương đương 15.000 nguyện vọng; dịch vụ vận tải giảm 20%, tương đương 77.000 nguyện vọng.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Với khối STEAM khoa học kỹ thuật, công nghệ và toán, tỷ lệ đăng ký nguyện vọng chiếm 30%-vẫn giữ mức độ tốt về nhu cầu học. Trong những năm qua, đây vẫn là những ngành luôn duy trì tăng trưởng khá và tổng số nguyện vọng tăng 11% trong năm nay.

Đặc biệt, ngành công nghệ cao, như ngành vi mạch bán dẫn có số lượng tăng khá. Tổng số nguyện vọng ngành thiết kế vi mạch bán dẫn tăng 30%, nguyện vọng 1 tăng 40%. Điều này cho thấy các thí sinh rất "nhạy," nắm bắt xu hướng phát triển các ngành công nghệ cao.

"Bộ sẽ tiếp tục phân tích các ngành để có số liệu chính xác hơn cung cấp cho báo chí và các xã hội về nhu cầu đăng ký xét tuyển của các thí sinh đại học", ông Hoàng Minh Sơn thông tin thêm.

Theo Đức Duy (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Công bằng từ phương thức xét tuyển

Công bằng từ phương thức xét tuyển

Kỳ tuyển sinh đại học năm 2024 dần kết thúc khi các trường chuẩn bị công bố điểm chuẩn, dự kiến trễ nhất ngày 19.8. Thí sinh đã trải qua một hành trình dài 'cân não', đôi khi hết sức căng thẳng không phải vì chuyện học tập, thi cử mà để "giải mã" về các… phương thức xét tuyển.
Ưu tiên hàng đầu

Ưu tiên hàng đầu

Theo số liệu chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học qua cả nước có gần 2 triệu học sinh các cấp (tăng 499.960 em). Tỉ lệ học sinh/lớp ở cấp tiểu học là 32,1, THCS là 37,71 và THPT là 40,27.