“Tiếp bước đến trường” cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Chư Sê và Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 22-6, chùa Mỹ Thạch (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Nhóm thiện nguyện Hà Nội tổ chức chương trình “Tiếp bước đến trường” cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Chư Sê và Chư Prông.

Theo đó, đoàn đã đến thăm và tặng quà "Tiếp bước đến trường" cho 50 em học sinh Trường Mẫu giáo Hướng Dương (làng Tok Roh, xã Ia Blang, huyện Chư Sê) 50 chiếc giường gấp, 50 chiếc gối, 50 chiếc chăn, 60 chiếc ly, 60 chiếc khăn mặt và bánh kẹo, với tổng trị giá 25 triệu đồng.

Đoàn tặng sách vở, đồ dùng học tập cho Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ia Vê, huyện Chư Prông). Ảnh: Q.H
Đoàn tặng sách vở, đồ dùng học tập cho Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ia Vê, huyện Chư Prông). Ảnh: Q.H

Tiếp đó, Đoàn đã đến thăm và tặng cho 300 em học sinh Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ia Vê, huyện Chư Prông) 100 bộ sách giáo khoa lớp 5; 100 cặp sách cho học sinh lớp 1 và tặng 300 phần quà là bánh kẹo cho các em học sinh tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt. Ngoài ra, đoàn còn tặng cho Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt 1 giếng khoan trị giá 55,7 triệu đồng.

Cùng ngày, Đoàn đã đến thăm, tặng quà 205 em học sinh tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (xã Ia Glai, huyện Chư Sê); phần quà gồm: 80 bộ sách giáo khoa lớp 5, 80 cặp sách, đồ dùng học tập và bánh kẹo; tổng trị giá hơn 53 triệu đồng.

Đoàn trao quà cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (xã Ia Glai, huyện Chư Sê). Ảnh: Q.H
Đoàn trao quà cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (xã Ia Glai, huyện Chư Sê). Ảnh: Q.H

Cũng trong dịp này, Đoàn đã đến thăm và tặng quà cho 175 em học sinh tại điểm trường Blút Riêng thuộc Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (xã Al Bá, huyện Chư Sê), phần quà gồm: 120 chiếc cặp sách và đồ dùng học tập cho học sinh lớp 1; 100 bộ sách giáo khoa cho học sinh lớp 5, bánh kẹo. Ngoài ra, Đoàn còn trao công trình vệ sinh trị giá 50 triệu đồng cho Điểm trường thôn Tứ Kỳ Nam, xã Al Bá.

Đây là việc làm hết sức thiết thực và ý nghĩa, nhằm hỗ trợ cho các em có thêm động lực vươn lên trong học tập và cuộc sống, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.

Có thể bạn quan tâm

Giới thiệu nét đẹp quê hương thông qua video AI

Giới thiệu nét đẹp quê hương thông qua video AI

(GLO)- Nhằm phát huy tiện ích của trí tuệ nhân tạo (AI), nhóm tác giả của Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã sáng tạo các video tích hợp giới thiệu nét độc đáo của lễ hội truyền thống, danh lam thắng cảnh nhằm giúp cho việc học môn Giáo dục địa phương tốt hơn.
Dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Còn khó khăn, vướng mắc

Dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Còn khó khăn, vướng mắc

(GLO)- Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bậc THCS xây dựng 2 môn tích hợp mới gồm môn Khoa học tự nhiên (tích hợp các môn Sinh học, Hóa học, Vật lý) và môn Lịch sử và địa lý. Trên thực tế, việc triển khai giảng dạy 2 môn này đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Những năm trước, anh em sinh đôi này đều xuất sắc giành học bổng, được chi trả toàn bộ chi phí học tập lẫn sinh hoạt từ bậc đại học đến tiến sĩ. Mới đây, khi hoàn thành chương trình ĐH, họ cùng nhau tốt nghiệp loại xuất sắc, trong đó người em là thủ khoa đầu ra.
Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tỉnh Gia Lai

Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 10-9, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai nhằm triển khai khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số (DTTS) tại tỉnh.

Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Bộ GD&ĐT sẽ 'cởi trói' để giáo viên dạy thêm như thế nào?

Bộ GD&ĐT sẽ 'cởi trói' để giáo viên dạy thêm như thế nào?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.